Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

HO CHI MINH HOC CACH GIET NGUOI TAP THE CUA CAC CHE DO TRUNG QUOC

Hồ Chí Minh học cách giết người của Mao
Thursday, September 30, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=120369&z=7
Ngô Nhân Dụng

Nói đến văn hóa, chúng ta thường nghĩ tới những điều lớn lao như tư tưởng, triết học, cách giáo dục, cách tổ chức xã hội, vân vân. Nhưng đời sống văn hóa hai dân tộc khác nhau được thể hiện trong cách sống hàng ngày, cách người ta chào hỏi nhau, ăn uống với nhau, chúc mừng, biếu xén nhau, vân vân. Văn hóa khác nhau, trong cách sống, cách chết, ngay cả cách giết người cũng khác nhau.

Văn hóa Việt Nam xưa nay biểu lộ những quan niệm về sống, chết khác hẳn người Trung Hoa. Nhưng phải thú nhận phong cách giết người của nước mình rất thô sơ, chưa bao giờ nhiều sáng kiến phong phú như bên Trung Quốc. Tiểu thuyết Ðàn Hương Hình của Mặc Ngôn cho rất nhiều thí dụ về các kỹ thuật độc đáo của người Trung Hoa trong việc tra tấn người đến chết. Trong lịch sử còn ghi những chuyện thật, không hư cấu. Ðời Võ Hậu nhà Ðường, Tố Nguyên Lễ đã sáng chế ra các khí cụ và phương pháp tra tấn gọi tên là Lồng Sắt và Phơi Cánh. Không có tài liệu mô tả các hình cụ đó thế nào, nhưng các quan trong triều chỉ nghe thấy đã rùng mình. Nguyên tắc của hình quan là hễ bắt một người thì phải làm sao cho hắn phải khai ra hàng chục người khác để trị tội. Tố Nguyên Lễ đã dùng phương pháp dây chuyền này xử tử hình cả nghìn người. Một người kế vị ông ta là Lai Tuấn Thần, đã phát minh ra những cách tra tấn kỳ diệu hơn và giết nhiều người hơn nữa. Khi tên này bị Thái Bình Công Chúa phản công bắt giết, kẻ thù khắp nơi mừng rỡ. Họ chờ sẵn để được băm vằm cái xác hắn ta rồi “tranh nhau róc thịt, chốc lát thi thể chẳng còn gì nữa.” “Chốc lát!” Chỉ có sử gia Trung Quốc mới có hai chữ thần tình như thế. Việt Nam không có những viên quan giết nhiều người bằng các phương pháp độc đáo để dân phải oán hận như vậy, vì văn hóa nước mình khác.

Cái nguy bị nhiễm “văn hóa giết người” bắt đầu từ khi Hồ Chí Minh mời các cố vấn Trung Quốc Vĩ Ðại vào nước ta thực hiện chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Giữa thế kỷ 20, người Việt Nam mình cũng học và áp dụng cách giết người rất tàn bạo nhờ học các cố vấn Tầu. Thí dụ, trong cuộc cải cách ruộng đất, người Việt chôn sống đồng bào mình, chôn đứng chỉ để hở cái đầu, rồi cho trâu kéo cày đi qua lại nhiều lần, đến lúc nạn nhân chết mới thôi. Thi sĩ Hữu Loan, tác giả Mầu Tím Hoa Sim đã kể chuyện này, nếu không chắc nhiều người không tin cảnh đó có thật. Chính song thân bà vợ của Hữu Loan đã bị giết như thế. Hai cụ từng được phong làm địa chủ cứu quốc; nhiều lần đã chở gạo nuôi bộ đội Sư Ðoàn 304 của ông, cho nên thi sĩ biết ơn. Khi hai cụ bị giết, Hữu Loan đã cưu mang người con gái của họ, nếu không chắc cô ta sẽ chết đói. Sau ông lấy cô làm vợ mặc dù lấy con địa chủ thì phải ra khỏi đảng, bị mất hết các quyền lợi của đảng viên.

Những cách giết người mới mẻ, như chôn người ta xuống giết bằng lưỡi cày, chắc là do các cố vấn Trung Cộng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo trong thời Cải Cách Ruộng Ðất. Người Việt mình khó có ai nẩy ra được những sáng kiến như thế. Cũng như người mình phải học trong sách Tầu mới biết những món ăn, như múc óc khỉ còn sống ra, ăn ngay trên bàn. Người mình không ai nỡ đối xử với loài vật hay với con người ác độc như vậy. Giết một mạng người cũng là ác quá rồi; chớ đừng nói trước khi giết còn hành hạ, tra tấn người ta bằng lưỡi cày!

Ở bên Tầu thì khác. Họ là một quốc gia rộng lớn, vĩ đại, đông dân; người vùng này có khi coi người vùng kia như là dân khác giống. Mao Trạch Ðông đã nói nếu chiến tranh làm chết mất một nửa thì dân số Trung Hoa cũng vẫn còn đông nhất thế giới. Ðối với Mao, nhân dân chỉ là một con số, giết một mạng người đâu nghĩa lý gì. Các vua quan Việt Nam có đời nào nghĩ về dân, nói về dân mình như thế hay không? Trước thời cộng sản, chưa thấy có.

Việc nhập cảng một phương pháp giết người, số người bị giết không quan trọng bằng hậu quả, là hành động giết người tàn nhẫn đã thay đổi quan niệm của dân. Cách người ta nhìn giá trị một con người, về mạng sống một cá nhân đã thay đổi sau khi được chứng kiến các cảnh giết chóc mới. Nó thay đổi đến cách chúng ta nhìn vào mặt nhau, như những con người, như đồng bào. Chúng ta đã thấy xã hội mình có thay đổi thật sau khi được huấn luyện nuôi lòng căm thù, theo chủ trương của Mao.

Lòng căm thù phải được thổi lên và nuôi dưỡng bao nhiêu lâu mới khiến con người trở thành lạnh lùng, sẵn sàng giết đồng bào và chứng kiến cảnh giết người như thế? Cái tâm của người Việt đã thay đổi đến mức nào thì mới tổ chức được những cuộc giết người độc đáo y như bên Trung Quốc vậy?
Cứ nhìn các phương pháp giết người mới, Tâm con người phải thay đổi. Con người nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, những hàng xóm, anh em. Họ được huấn luyện chỉ còn nhìn thấy đó là những đối tượng đấu tranh, căm thù.

Bởi vậy, học giết người theo lối Trung Cộng, người Việt sẽ dần dần cũng bị đồng hóa theo nếp sống, nếp suy nghĩ và nếp tình cảm của cán bộ Trung Cộng. Cuộc đồng hóa diễn ra theo một quá trình được hoạch định rất quy mô, dưới sự chỉ đạo của các cố vấn. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ được lệnh làm thơ dạy bảo người Việt Nam “chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi.

Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Chỉ vì người lớn đã chấp nhận nô lệ về văn hóa từ hơn nửa thế kỷ trước. Học tập Mao chủ tịch trong cách giết người của văn hóa Trung Hoa là nô lệ văn hóa nước bạn láng giềng. Nó khiến người Việt Nam nhìn nhau theo lối người Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều lúc họ phải nhìn nhau như thù địch, như súc vật. Vì những điều kiện địa lý, kinh tế của họ khác hẳn hoàn cảnh nước mình.

Trong lịch sử Trung Quốc có những vụ giết người “vĩ đại” không thể nào xảy ra ở Việt Nam được. Thí dụ như Tướng Bạch Khởi nước Tần, tỉnh Thiểm Tây bây giờ. Chủ trương quân sự của Bạch Khởi (không rõ năm sanh, chết năm 257 trước Công nguyên), là châm ngôn “Tận địch vi thượng” trong Chu Ngữ. Câu này nghĩa là “Giết hết quân địch là mưu lược cao nhất.” Trong cuộc đời chiến tranh 37 năm, Bạch Khởi đã chỉ huy 10 chiến dịch lớn, chiếm 70 thành trì, san bằng các nước Hàn, Ngụy, Triệu, Sở, mở rộng biên giới nước Tần, chuẩn bị cho việc thống nhất nước Trung Hoa.
Năm 293 (trước Công nguyên), Bạch Khởi đem quân đánh liên quân Hàn và Ngụy. Tuy số quân bên địch đông gấp đôi, Bạch Khởi biết nhược điểm của họ là chia rẽ. Ông đánh quân Ngụy trước rồi đánh Hàn sau, giết chết 240,000 binh sĩ địch. Nhưng trận đánh tàn bạo nhất là trận Trường Bình (Chang Ping), năm 260 ở nước Triệu. Quân Tần vây thành Thượng Ðẳng ba năm không đánh được, đã dùng kế ly gián khiến vua Triệu cách chức tướng giỏi Liêm Pha, đưa tướng dốt Triệu Quát ra chỉ huy. Bạch Khởi được bí mật đưa tới mặt trận, đã dùng kế dụ cho Triệu Quát khinh địch tấn công trước. Rồi hai cánh quân Tần xông ra cắt ngang quân Triệu. Quân Triệu phải kép lên cao cố thủ, Bạch Khởi ra lệnh quân Tần “chỉ vây mà không đánh.” Quân Triệu bị vây hãm 46 ngày, hết lương thực, hết nước uống, ăn thịt, uống máu lẫn nhau. Triệu Quát liều mạng quân phá vòng vây, bị trúng tên chết trong đám loạn quân. Toàn bộ quân Triệu phải đầu hàng. Bạch Khởi đã chọn 240 trẻ vị thành niên trong đám hàng binh, thả cho về nước để gieo kinh hoảng. Số còn lại, tất cả bị chôn sống. Trong trận này quân Triệu thiệt hại tổng cộng 450,000 người, quân Tần chết khoảng trăm ngàn. Ðó là chủ trương “Tận địch vi thượng.”

Làm sao một người có thể quyết định chôn sống hàng trăm ngàn hàng binh trong một đêm? Muốn đang tâm làm việc đó, phải là những kẻ không coi các “đối tượng” là những con người giống như mình nữa. Chắc phải “đối tượng hóa,” nhìn người ta như là dê, cừu, gà, lợn, hay thấp hơn cả súc vật. Khi Ðặng Tiểu Bình ra lệnh xe tăng tiến vào Thiên An Môn bắn chết các sinh viên tay không đi biểu tình năm 1989, ông ta cũng phải có tấm lòng sắt đá lạnh lùng như Bạch Khởi. Cả hai đều có trong tay một bộ máy giết người để sử dụng, đám quân sẵn sàng tuân lệnh, không suy nghĩ.

Hạng Vũ khi vào kinh đô Hàm Dương nước Tần (206 trước Công nguyên). Muốn trả mối thù ngày xưa đã tới đây bán cơ bắp kiếm việc làm và bị sỉ nhục, Vũ bắt quan, dân, lính tráng, cung phi nước Tần làm nô lệ cho đám lính người Sở của mình. Nghe đồn dân Tần oán thoán, sợ chúng nổi loạn, Hạng Vũ ra lệnh giết 200 ngàn hàng binh, trừ hậu hoạn, đốt sạch kinh thành. Người nước Tần với người Sở nói tiếng khác nhau, y phục khác nhau, điệu hát cũng khác nhau; khi lòng thù hận nổi lên thì không những họ coi nhau như kẻ thù mà còn có thể nhìn người nước kia không khác gì cầm thú. Giết mà không ớn tay. Các lãnh tụ tài giỏi biết khích động lòng căm thù trong đám quần chúng theo mình, thì dễ thành công trong chiến trận.

Những kẻ giết người đều có lý do để tự biện minh. Nhưng trên căn bản, họ phải là những kẻ coi khinh mạng sống, coi khinh nhân loại. Mạng người rẻ quá, có lẽ vì họ vẫn nhìn chung quanh, thấy đông người quá. Cứ vài thế hệ nước Trung Hoa lại bị một trận mất mùa đói kém chết hàng loạt. Bọn vua quan không bị đói bao giờ cho nên không lo ngăn ngừa trước để dân tránh nạn đói. Nhiều miệng ăn mà thực phẩm thì có giới hạn, thức ăn có khi quý hơn mạng người. Giết người để cướp một nắm cơm cũng phải giết. Ðời Ðường, thành Thương châu bị vây hãm. Một đấu gạo giá 3 vạn quan tiền. Giết được một tên địch, cắt đầu đem nộp thì được thưởng một vạn quan. Ba cái đầu mới đong được một đấu gạo. Sống mãi như vậy thành quen, chết như vậy mãi cũng thành quen. Suốt dọc lịch sử nước Trung Hoa có những cuộc tàn sát vô lý mà người Việt Nam không thể nào hiểu nổi. Chắc chắn không ai bắt chước làm như họ được, trừ khi cứ nhắm mắt nghe theo lời cố vấn vĩ đại.

Ðời Ðường, Hoàng Sào đi thi không đậu, đi bán muối lậu bị bắt phải hối lộ bọn tham quan mới thoát chết. Nổi lên làm loạn, khi Hoàng Sào chiếm kinh đô Trường An năm 880, đã tàn sát hết bọn tôn thất họ Lý của nhà Ðường, và gia tộc tất cả các quan lại. Lòng thù hận ghê gớm như thế. Cuối đời Minh chế độ sắp tan, Trương Hiến Trung đánh thành Lục An mãi không thắng, giận lắm. Ðến khi chiếm được thành (năm 1642) ông ra lệnh giết hết dân chúng. Dân kêu oan, vì họ đã bị cưỡng bách phải giữ thành chứ họ không muốn chống cự. Hiến Trung giảm tội cho, ra lệnh chặt tay tất cả, đàn ông chặt tay trái, đàn bà chặt tay phải. Cả thành phố Lục An toàn người cụt tay. Năm sau, Trương Hiến Trung tấn công chiếm Vũ Xương. Tất cả những người dân còn sống được tập họp ở bờ sông, sai lính cưỡi ngựa xua đẩy dân xuống sông Trường Giang, cho chết đuối hết. Xác người lềnh bềnh, suốt mấy tháng trời không ai dám ăn cá.

Tất nhiên mỗi lần muốn giết 100 ngàn người thì kỹ thuật thời đó đòi hỏi phải có hàng chục ngàn người đồng tình tham dự việc giết chóc mà không gớm tay. Kỳ Ngạn Thần, kể lại chuyện này trong cuốn “Người Trung Quốc, những hiểu lầm lịch sử” đã nhận xét là vụ tàn sát cả thành phố Vũ Xương này còn kinh khủng hơn cuộc đại thảm sát do quân Nhật gây ra ở Nam Kinh vào thế kỷ 20. Mà ở Vũ Xương lại là người Trung Hoa giết người Trung Hoa đấy.

Trong thế kỷ 20, người Trung Hoa vẫn giữ được thói quen giết người tập thể. Tác giả Giải Tư Trung, trong cuốn viết về “Sự khủng hoảng của tố chất quốc dân” kể lại rằng trong thời Ðại Cách Mạng Văn Hóa, tháng 8 năm 1966 ở huyện Ðại Hưng, bên ngoài thành phố Bắc Kinh, có 325 người đã bị chôn sống giữa ban ngày, gồm những người được gán nhãn hiệu “phần tử loại bốn” cùng với thân nhân; tổng cộng 22 gia đình; người già nhất 80 tuổi, trẻ nhất là một em bé mới ra đời được 38 ngày! Ở huyện Ðạo tỉnh Hồ Nam, trong 2 tháng có 4,193 người bị giết oan, do “hành động tự phát” của “quần chúng cách mạng.” Người Việt mình chịu thua.

Chúng ta không thể vì những vụ tàn sát kể trên mà nói rằng người Trung Hoa tàn ác hơn người Việt; cũng như không thể nói người Ðức đều ác độc căn cứ vào những vụ Ðức Quốc Xã tàn sát người Do Thái. Ðiều mà chúng ta có thể nhìn nhận là các bạo chúa, ở Ðức hay ở Trung Quốc, đều biết kích thích lòng hận thù của đám đông, thúc đẩy cho thú tính nổi dậy, gây ra tội ác tập thể. Một điều có thể nhận thấy nữa, là trong lịch sử Trung Quốc xảy ra nhiều vụ thảm sát; có lẽ bởi vì nước họ đông người quá, người cùng nước nhưng ở xa nhau là khác cả ngôn ngữ, văn hóa, quyền lợi, khó thông cảm với nhau. Nói chung họ không quý mạng sống của đồng bào như người Việt mình.

Một trong những tội nặng của đảng Cộng Sản Việt Nam là đã nhập cảng phương cách giết người của Cộng Sản Trung Hoa vào nước ta, không biết rằng nó ảnh hưởng xấu đến cả đạo lý một thế hệ, sau này sẽ còn mất nhiều thời gian gột rửa. Tuy nhiên, văn hóa một dân tộc được xây dựng trên những điều kiện địa dư, những lưu thông, trao đổi suốt lịch sử, đã được nung nấu hàng ngàn năm. Văn hóa, phong tục có bị thay đổi một thời gian ngắn thì cũng sẽ trở về nguồn gốc. Khi nào nước ta chấm dứt được cảnh lệ thuộc chủ nghĩa Mao và lối cai trị dân theo kiểu Cộng Sản Trung Hoa, người Việt sẽ xây dựng lại nền nếp thuần hậu của dân tộc mình.

------------------------------------------

Cùng một tác giả :

• Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?
Tuesday, September 28, 2010
Ðại lễ Ngàn Năm Thăng Long sắp khai mạc chính thức. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản cho mở hội đúng ngày quốc khánh của Trung Cộng, với một bộ phim dài về Lý Thái Tổ trong đó ông vua khai sáng nhà Lý mặc y phục kiểu Tầu, bảnh bao như tài tử Hồng Kông.
• Nhiều người cần hối lỗi
Thursday, September 23, 2010
Trong công viên sau nhà tôi có một đàn quạ bắt đầu đến chiếm ngụ từ khoảng một tháng nay. Ðảng quạ này có tới ba bốn chục con lớn, tụ tập dưới gốc và trong các tàn cây ở góc phía Ðông công viên này, suốt ngày khai hội, thảo luận, bay qua bay lại gọi nhau rối rít. ...

• Việt Cộng dám cãi lời Trung Cộng hay không?
Tuesday, September 21, 2010
Cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Hoa đang tăng cường độ. Chính quyền cộng sản Việt Nam im thin thít, nhưng không tránh khỏi dính được. Ngày Thứ Sáu này, Tổng Thống Mỹ Barck Obama sẽ họp mặt với lãnh tụ 10 nước ASEAN ở New York, bên lề đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

SACH LUOC DOI MOI CUA VIET CONG LA DE TUNG TIEN TROM CUOP RA LAM AN HOP PHAP

Suốt hai thập niên qua, đảng và nhà nước CSVN hay ca tụng "công lao đổi mới” của họ. Sau những ngày đầu kêu gào "Đổi mới hay là chết" ở cuối thập niên 1980 và đặc biệt sau khi thoát những giây phút hiểm nghèo của ngọn gió Đông Âu nhờ loại bỏ hầu hết cơ chế kinh tế XHCN, lãnh đạo Đảng bắt đầu gắn thêm đủ loại hoa lá cành.
Cả một hệ thống 600 tờ báo, hàng trăm đài truyền hình, hàng chục triệu cuốn sách, hàng triệu những cái loa phường ra rả rỉ riết từ sáng đến tối, và hàng trăm ngàn những lớp học, những hội nghị từ cấp trung ương đến làng xã, đâu đâu họ cũng nhắc đi nhắc lại: “Đảng ta là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước”. Lâu dần thành quen, mọi người mặc nhiên chấp nhận nó, sử dụng nó mà không còn cần đặt dấu hỏi. Có người còn dùng nó như một dấu mốc để phân định lịch sử Việt Nam hiện đại, như "thời trước Đổi mới" để nói đến những việc trước năm 1986 hoặc "từ khi Đổi mới trở về sau này", tức những việc từ 1986 đến nay.
Có thật lãnh đạo đảng CSVN "Đổi Mới" vì đất nước không? Có lẽ hiện thực đất nước từ năm 1986 đến nay đã đủ để trả lời câu hỏi này.
Những đổi thay dẫn đến “Đổi Mới”
Năm 1985, sau cái chết liên tiếp của 3 Tổng bí thư cao tuổi Brezhnev, Andropov, và Chernenko trong vòng 4 năm, đảng Cộng sản Liên Sô gấp rút bầu một lãnh tụ trẻ trung lên thay thế. Đó là Mikhail Gorbachev. Ông Gorbachev lập tức phải đối diện với một kho dự trữ vàng trống rỗng sau gần 50 năm Liên Sô nuôi dưỡng hầu hết các phong trào và chế độ cộng sản ở khắp 5 châu. Nền kinh tế Liên Sô cũng suy kiệt vì lòng dân đã quá chán nản với những hứa hẹn và đuối sức trong các vòng kiểm soát xã hội ngặt nghèo. Ông Gorbachev không còn chọn lựa nào khác ngoài việc khởi động chính sách Glasnost để cởi trói xã hội và Perestroika để tái phối trí các ưu tiên quốc gia. Trong hệ ưu tiên này, hầu hết các viện trợ cho các phong trào và chế độ Cộng sản đàn em buộc phải chấm dứt. Quyết định này gieo chấn động trên toàn thế giới, kể cả chế độ CSVN.
Vào khoảng thời gian này, ngôi nhà XHCN Việt Nam cũng đang kiệt quệ sau 10 năm san bằng giai cấp và phá hủy toàn bộ hệ thống hạ tầng kinh tế tại miền Nam. Nhiều vùng trên cả nước lâm vào nạn đói và chết đói. Có nơi kéo dài mấy năm liền. Việc Hà Nội đổ sức của sức người vào tham vọng chiếm đóng đất nước Campuchia sau khi nhân danh đánh đuổi Pol Pot và những năm tháng bị thế giới phong tỏa vì hành động đó càng đẩy nền kinh tế Việt Nam xuống đáy vực thẳm. Nguồn tài trợ từ Liên Sô của những năm đầu thập niên 1989 càng là chỗ dựa sinh tử của đảng CSVN.
Nhiều loại "Đổi Mới"
Trước quyết định cắt viện trợ bất ngờ của Gorbachev, lãnh đạo Hà Nội không có nhiều chọn lựa trong cách đối phó. Tổng bí thư Lê Duẫn đã chính thức cắt cầu với Trung Quốc bằng việc xâm chiếm Campuchia và kéo theo cuộc chiến dọc theo biên giới Hoa Việt từ năm 1979. Nay Hà Nội không dám công khai bất đồng hay cãi lại quan thầy duy nhất còn lại là Liên Sô. Và thế là đất nước phải đi vào giai đoạn "Đổi Mới Chờ Thời" - nghĩa là chỉ đổi mới cho có hình thức mà thôi và chờ ngày Gorbachev bị hạ bệ để rồi đâu lại hoàn đấy. Cũng như thời thập niên 1960 khi Tổng bí thư Krushchev đề nghị chung sống hòa bình với thế giới tư bản và cùng thi đua phát triển. Sau khi Krushchev bị hạ bệ tại Liên Sô, một số cán bộ cao và trung cấp tại Việt Nam cũng bị khép vào tội theo chủ nghĩa "Xét Lại" và bị đày ải suốt mấy chục năm liền. Tội của họ là tưởng đã có "Đổi Mới Thật" nên ra mặt ủng hộ.
Trở lại với chính sách "Đổi Mới Chờ Thời" của thời 1986, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu nói đến "Cởi Trói Văn Nghệ Sĩ" nhưng vẫn cấm báo tư nhân; cho nông dân một số vùng được mượn đất tự canh tác nhưng không cho làm chủ đất; cho một số hãng xưởng ngoại quốc vào thăm dò thị trường nhưng cố tình làm cho họ nản lòng rút ra; v.v...
Chính sách lấp lửng này kéo dài đến đầu thập niên 1990 khi Gorbachev phải ra đi. Nhưng ông không ra đi một mình. Cùng đi với ông là sự xụp đổ của cả chế độ Liên Sô và hàng loạt các chế độ cộng sản tại Đông Âu. Chỉ đến lúc này, khi mọi hy vọng Liên Sô sống lại không còn nữa, các lãnh tụ tại Hà Nội mới chính thức đóng cửa chính sách "Đổi Mới Chờ Thời" và gấp rút xiết xã hội. Hầu hết các hình thức "cởi trói" về văn hóa, chính trị rềnh rang mấy năm trước, nay đều được quyết liệt nhưng im ắng "trói trở lại". Và lần này, cũng như thời 1960, lại có một số quan chức bị trừng phạt vì tưởng đã có "Đổi Mới Thật". Cao cấp nhất trong số bị thanh trừng, giáng chức trong đợt này phải kể đến các ủy viên Bộ chính trị Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch.
Ông Trần Xuân Bách có dịp tuyên bố trước nhiều cán bộ cao cấp thời đó: "Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng”, và “Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát - do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia.” Ông còn khẳng định phải có dân chủ thực sự mới có thể khơi thông trí tuệ của toàn dân tộc để đưa đất nước đi lên ngang hàng với nhân loại.
Và thế là chính sách "Đổi Mới Như Cũ" chính thức bắt đầu năm 1991, với 4 đặc điểm chính sau đây:
- Lãnh đạo Đảng bóp chặt trở lại mọi mặt sinh hoạt văn hóa và chính trị. Không chỉ các tờ báo có bóng dáng độc lập như tờ Langbian bị đóng cửa mà nhiều tổng biên tập các báo chính qui cũng bị trừng phạt. Và cao điểm là Nghị định 31/CP Quản lý Hành chính, cho phép giam giữ người vô thời hạn không cần xét xử.
- Lãnh đạo Đảng bỏ một phần lớn hệ thống kinh tế tập trung XHCN và xây lại nền kinh tế tư bản với tên mới: kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mở cửa cho ngoại quốc vào đầu tư thật nhưng phải qua cửa ngõ các mạng lưới làm ăn của thân nhân các quan chức lớn. Cả hệ thống kiểm soát kinh tế ngặt nghèo gần nửa thế kỷ trước đó bị kết án chung là “thời bao cấp” và Đảng bắt đầu ca ngợi chính mình là nhờ Đảng mà cả nước thoát ra khỏi thời kinh tế bao cấp!
- Lãnh đạo Đảng trở lại với quan thầy Bắc Kinh và xem đó là chỗ dựa phải ôm bằng mọi giá. Cho đến nay cái giá đó bao gồm các dâng nhượng lãnh thổ, lãnh hải, quyền khai thác trên biển, khai thác trên đất liền, các báo, đài, trang mạng trên toàn quốc, và vẫn đang tiếp tục gia tăng.
- Lãnh đạo Đảng bắt đầu quay về khoác áo dân tộc, cho phép các nhân vật lịch sử của “thời phong kiến bóc lột” được đứng ngang hàng với các thần thánh và anh hùng Cộng sản. Và đặc biệt hơn cả là sự ra đời bất ngờ của cả một hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, bất kể sự khẳng định ngược lại của chính tác giả khi còn sống.
Chính sách "Đổi Mới Như Cũ" này kéo dài cho đến nay.
Hậu quả của Đổi Mới
Có người đòi phải gọi là “Đổi Mới Theo Hướng Cũ” thì mới chính xác. Nghĩa là có chiều hướng muốn quay lại nhiều thời điểm quá khứ tùy theo từng lãnh vực, nhưng hầu hết các kết quả đều không trở về như cũ. Lý do là vì cách tổ chức và cách thực hiện đều theo kiểu lắp vá theo nhu cầu tại chỗ, ngắn hạn, và tùy tiện.
Chỉ cần so sánh lại nền kinh tế tại Miền Nam trước 1975 và tình trạng hiện nay như một thí dụ cũng đã đủ để minh họa hậu quả của cái gọi là “công ơn đổi mới” của lãnh đạo Đảng.
Ai cũng biết Kinh tế Thị trường đã có ở Việt Nam từ rất lâu, trước khi Đảng CSVN ra đời, và trước khi chủ nghĩa Mác Lê được nhiều người biết tới ở trời Âu!!
Đến năm 1975 thì Miền Nam Việt Nam đã xây dựng được một nền Kinh tế Thị trường lành mạnh và năng động nhất Đông Nam Á, và hơn cả Hàn Quốc lúc bấy giờ. Hàng hóa thuộc mọi lãnh vực tràn ngập thị trường, bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập từ nước ngoài. Những ngôi chợ Việt Nam từ những thành phố lớn, nhỏ đến thị trấn, thị xã, xóm làng đều chất hàng cao như núi… với người mua kẻ bán chen chân. So với bây giờ thì nạn hàng giả hàng lậu rất hiếm. Người tiêu dùng không phải lo lắng nhiều. Còn chuyện thức ăn bị nhiễm hóa chất độc hại là hoàn toàn không có.
Trong lãnh vực Nông nghiệp người nông dân được làm chủ mảnh đất của mình và tự do canh tác. Trên cánh đồng và sông lạch Miền Nam từ đầu thập niên 70 đã nhan nhản máy cày, máy bơm nước, máy đuôi tôm,…
Nhưng tất cả thành quả bằng bao mồ hôi nước mắt ấy đã bị phá sạch, xóa sạch qua các đợt đổi tiền, các chiến dịch đánh tư sản mại bản, các kế hoạch xây xóa chuyển tiểu thương.
Và ngày nay, 35 năm sau, cũng mang tên là nền kinh tế thị trường nhưng người ta thấy thành phần chính được hưởng lợi ích không còn là quảng đại quần chúng. Chỉ cần nhìn vào 2 lãnh vực giáo dục và y tế đã đủ thấy:
- Tại trường học, cha mẹ học sinh phải trả hàng trăm loại lệ phí để mua chữ cho con cái. Trong lúc đó tình trạng xuống cấp giáo dục cứ gia tăng. Cảnh nữ sinh đánh nhau không kém gì nam sinh trên đường phố, cảnh trò đánh và thậm chí giết thày cô, cảnh thày cô đòi học sinh phải đóng tiền học thêm mới cho điểm cao, và khủng khiếp hơn cả, cảnh hiệu trưởng tổ chức đường mãi dâm cho học sinh… cứ nâng mức sửng sốt của xã hội lên từng tầng cao mới. Thời trước năm 1975 tại Miền Nam, dù sống trong khói lửa tứ bề vẫn không hề có tình trạng quá băng hoại như vậy.
- Tại bệnh viện ngày nay, dân chúng phải đóng các khoản viện phí đến chóng mặt: tiền thuốc, tiền giường, tiền ống tiêm, tiền dây chuyền dịch, tiền bông và thuốc sát trùng... "tất tần tật" phải trả. Bệnh nhân lại còn bị xúc phạm, hành hạ, làm khó đủ điều qua đủ loại "cò". Nhiều trường hợp bệnh nhân bị bỏ cho chết vì không có tiền lót tay hoặc không làm hài lòng y sĩ, bác sĩ của bệnh viện. Tình trạng vệ sinh, nhất là các nhà tiêu tại các bệnh viện cho dân chúng, đều ở mức kinh hoàng. Thời trước 1975 tại Miền Nam, tuy chẳng giàu có gì và số máy móc dụng cụ cũng khá khiêm nhường, nhưng tình trạng vệ sinh vẫn đủ tiêu chuẩn tối thiểu của nhà thương và con người đối với nhau vẫn còn tính nhân bản, đặc biệt là trong đội ngũ bác sĩ, y tá.
Ngược lại, nhờ kinh tế thị trường thời nay, cả một giai cấp mới được sản sinh và tiến ra thụ hưởng hầu hết các lợi ích. Nhân dân gọi đó là Tư Bản Đỏ vì hầu hết giai cấp này đều đang nắm hoặc có liên hệ với các vị trí cao nhất trong đảng “Cộng sản” Việt Nam, nghĩa là theo định nghĩa thì họ là những người “vô sản” nhất trong giai cấp vô sản, hay đỏ nhất trong thế giới đỏ. Các nhà “cực vô sản” này nay đã lên hàng triệu phú và tỷ phú tính bằng đô la Mỹ. Với các tường cao cửa kín, thỉnh thoảng dân chúng mới có chút khái niệm họ giàu có đến cỡ nào qua các hình ảnh nội thất của ông cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, cảnh ăn chơi của con trai trùm công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, những đoàn xe đưa dâu đón rể choáng váng cả dân chơi thế giới tại các đám cưới con cái quan lớn, như đám cưới con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, v.v…. Câu hỏi khá hiển nhiên là số tài sản đó ở đâu ra nếu các “đầy tớ nhân dân” này chỉ biết phục vụ nhân dân và lãnh lương nhà nước? Còn nếu số tài sản đó đến từ các loại khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, từ các khoản tiền viện trợ của quốc tế cho người dân Việt Nam, hoặc từ các khoản nợ mà con cháu Việt Nam phải trả trong tương lai thì phải chăng chúng phải được trả lại cho hàng triệu gia đình vẫn còn chạy ăn từng bữa, những người già và trẻ em không nơi nương tựa lang thang đầu đường xó chợ, những cô gái phải bán thân cho Hàn Quốc, Đài Loan để nuôi gia đình?
Có thể nói hiện nay giai cấp Tư Bản Đỏ là trung tâm của xã hội. Mọi phương tiện quốc gia và nhân lực toàn quốc đều đang tập trung vào việc phục vụ họ:
- Công đoàn là phương tiện để Tư Bản Đỏ liên kết với các chủ hãng nước ngoài bóc lột hàng triệu công nhân ngay trên đất Việt.
- Luật pháp và các cơ chế ra nghị định, nghị quyết đều là phương tiện hợp thức hóa các cơ hội làm ăn của Tư Bản Đỏ, từ khai thác bô-xít Tây Nguyên đến cho thuê rừng dọc biên giới.
- Công an và quân đội là phương tiện trấn áp dân chúng khi Tư Bản Đỏ cần giải phóng mặt bằng, chiếm hữu đất đai để bán cho công ty nước ngoài.
- Báo chí là phương tiện ca tụng các thành công của Tư Bản Đỏ và khỏa lấp các kêu ca, khuyên can về các tác hại môi sinh.
- Trong khi đó nhiều tầng lớp nhân dân tranh nhau xin phục vụ Tư Bản Đỏ - từ các người làm kẻ ở trong nhà đến các tài xế, bảo vệ quanh sân; từ các bác sĩ thầy thuốc riêng chăm sóc sức khỏe đến người mẫu chân dài cung phụng nhu cầu.
Rõ ràng cả một giai cấp đang ngang nhiên trấn lột cả nước, ngang nhiên tiêu xài tiền của đó ngay trước mắt các nạn nhân, và quái lạ hơn nữa là nhân dân cả nước đang ra sức phục vụ họ. Với hiện tượng đó, có lẽ thành quả lớn nhất của chính sách Đổi Mới sau hai thập niên là: lãnh đạo Đảng CSVN đã chuyển hóa vô cùng thành công giai cấp vô sản cực đoan thành những nhà tư bản lưu manh!

Từ năm 1989 đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô. Hơn 20 năm qua, nếu có dịp đến thăm các quốc gia này, người ta sẽ thấy rằng chính phủ mới và nhân dân tại các nước này đã kịp làm được khá nhiều điều; đời sống kinh tế, xã hội của người dân tốt hơn hẳn so với trước kia, nhưng vẫn còn rất nhiều việc mà chính phủ và nhân dân họ phải nỗ lực thực hiện để xóa đi di sản do những năm dài dưới chế độ cộng sản để lại trên con đường trở thành những quốc gia phát triển, giàu mạnh, dân chủ, tự do. Và tùy theo nội lực của từng nước mà quá trình này nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hơn hay nặng nề vất vả hơn. May mắn như nước Đức, nhờ có Tây Đức với một tiềm lực kinh tế hàng đầu của châu Âu, vậy mà trong những năm qua chính phủ Đức đã phải đổ không biết bao nhiêu tiền để vực dậy Đông Đức, xóa đi khoảng cách về mọi mặt giữa hai bờ Đông Tây. Nhưng dù sao, các nước Liên Xô và Đông Âu vẫn có những nội lực nhất định – các nước này trước khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã là những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp tư bản bước đầu, có nền văn hóa dày dặn, người dân của họ dù sao cũng đã hiểu thế nào là dân chủ, tự do… nên quá trình thay đổi thế chế chính trị cũng đỡ nhọc nhằn vất vả hơn những quốc gia không có được những “hành trang” như vậy. Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn. Đôi khi nghĩ đến một ngày nếu vận hạn của đất nước đã qua, Việt Nam may mắn chuyển đổi thể chế chính trị thành một quốc gia dân chủ pháp trị, thì một điều có thể thấy trước đó là cái giá phải trả do di họa của những năm cầm quyền của Đảng Cộng sản VN để lại trên đất nước này phải nói là vô cùng nặng nề, và những mất mát, thiệt thòi là vô cùng lớn.
Thứ nhất là ở Việt Nam, thời gian cầm quyền của Đảng Cộng sản cho đến nay đã kéo dài hơn một số quốc gia khác – 65 năm trên miền Bắc và 35 năm trên toàn lãnh thổ, nên cái hại cũng nặng nề hơn. Thứ hai là do nội lực của đất nước và của dân tộc, trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo cho đến ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn đang phát triển, từ hạ tầng cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật… đều chưa có gì đáng kể. Cộng với một tầm nhìn ngắn, văn hóa “lùn” của các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau từ trên xuống dưới, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại lâu dài, hoặc vừa làm vừa phá, hoặc chỉ lo vơ vét, tham nhũng mà không nghĩ gì đến tương lai của đất nước và dân tộc, nên sau bao nhiêu năm cầm quyền, trên khắp đất nước nhìn đâu cũng thấy dấu vết của sự phá hoại trên mọi lĩnh vực. Bao nhiêu đất dọc theo biên giới phía Bắc, biển, đảo… đã mất, biết bao giờ mới đòi lại được. Rừng bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác một cách vô tội vạ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một số sông ngòi bắt đầu khô cạn, bây giờ người ta lại bắt đầu phá nát Tây Nguyên với những dự án khai thác bauxite lợi ít hại nhiều, bộ mặt các thành phố lớn, nhỏ thì hỗn độn, quy hoạch yếu kém, kiến trúc lộn xộn một cách không thể sửa chữa nổi v.v… Chưa nói đến cơ cấu luật pháp hay một nền giáo dục yếu kém cần phải xây dựng lại từ đầu, rất mất thời gian. Chưa kể cả một xã hội bị băng hoại về mặt đạo đức, những giá trị, chuẩn mực bị lệch; con người hoặc bị nhồi sọ bởi lối giáo dục tuyên truyền một chiều phải mất thời gian mới hiểu ra được đâu là sự thật đâu là dối trá, hoặc bị tồi tệ đi do phải sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều điều không tử tế v.v… Nhưng điều nguy hiểm nhất đối với số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là nếu sự thay đổi thể chế chính trị đến chậm thì nguy cơ phụ thuộc, thậm chí mất nước vào tay nước láng giềng phương Bắc là điều mà hiện nay nhiều người đều đã thấy.
Có những di hại có thể thấy rõ vì nó hữu hình và có thể xây dựng lại, có thể hồi phục sau một thời gian vài ba thập niên tùy theo. Nhưng có những cái di hại vô hình khó thấy hơn mà hậu quả của nó thì rất nặng nề và sự điều chỉnh, sửa chữa cũng vô cùng khó khăn, mất thời gian. Đó là những di hại về văn hóa, con người, về tinh thần mà những quốc gia đã từng trải qua chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đều phải trả giá.
Một môi trường sống bị ô nhiễm, bị hủy hoại. Môi trường tinh thần cũng vậy. Có những căn bệnh tinh thần mà nếu sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc (vốn là một hình mẫu để chính quyền Việt Nam bắt chước theo y hệt nên những căn bệnh cũng giống nhau) lâu ngày con người sẽ bị lây nhiễm ít nhiều mà không hay.
Bệnh vô cảm
Xã hội VN bây giờ có quá nhiều điều phi lý, trái tai gai mắt, và cũng có quá nhiều những bi kịch, những câu chuyện thương tâm. Mỗi ngày mở những tờ báo ra, bật TV lên, hoặc ngay trong đời sống thường ngày, người ta phải đọc, nhìn, nghe hay chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu chuyện như vậy. Tổng Giám đốc X bị bắt vì tham nhũng hàng tỷ đồng. Công ty Y bị phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, làm thất thoát hàng trăm tỷ. Một khu nhà hay một cây cầu vừa mới xây đã bị sập, lún vì làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Một bữa tiệc sinh nhật của con cái một “quan lớn” tốn kém hàng trăm triệu đồng trong đó chủ nhân bữa tiệc vung tay tặng các bạn mỗi người một chiếc xe gắn máy hiệu @. Một em bé chết oan vì bị điện giật trên đường do dây điện bị hở, không ai chịu trách nhiệm. Một tai nạn giao thông thảm khốc do đường hẹp, lô cốt chặn, chen lấn nhau hoặc đôi khi chỉ vì do chất lượng đường xá tồi khiến người đi xe ngã xuống và bị xe tải phía sau cán lên. Một người phụ nữ nghèo đi mót cà phê bị chó nhà giàu cắn chết nhưng công an lại không truy cứu tội hình sự người quản lý trang trại đã để mặc chó cắn chết người v.v… Đầu tiên khi đọc hoặc nghe những chuyện như vậy, người ta phẫn nộ, bức xúc, thương cảm. Nhưng rồi hàng ngày cứ phải đọc mãi, chứng kiến mãi với mức độ phi lý, bất công ngày càng lớn hơn, người ta thành quen đi, không còn ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì nữa. Người ta quen dần với những điều không tử tế, với cái xấu, cái ác… và trở nên vô cảm dần mà không hay.
Tai hại của điều này là đến lượt mình, mỗi người khi phải làm một điều không tử tế hoặc không lương thiện sẽ tự bảo rằng chung quanh mình ai cũng làm như vậy, ai cũng đang sống như vậy, có sao đâu?
Cái xấu, cái ác lên ngôi
Chưa cần phải từ nguồn báo chí truyền thông của “thế lực thù địch” nào, chỉ cần theo dõi báo chí trong nước, do nhà nước kiểm soát nội dung và cho phép phát hành, cũng có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, cái xấu, cái ác đang lộng hành ra sao. Có nhiều người sẽ bảo xã hội nào mà chả có cái xấu, cái ác, ở Mỹ chẳng hạn, cũng có những cảnh bạo lực, giết người, thậm chí sát nhân hàng loạt… đó thôi. Nhưng vấn đề ở đây là cái xấu, cái ác, sự thiếu lương thiện đang tràn lan ở mọi cấp độ từ những hành vi nhỏ nhặt hàng ngày như chen lấn giành đường nhau, dúi tiền cho cảnh sát giao thông để được cho qua khi bị bắt lỗi và cảnh sát cũng thản nhiên nhận tiền như là chuyện bình thường phải vậy, hoặc sẵn sàng cãi vã, chửi bới nhau thậm chí đánh nhau chỉ vì những chuyện xích mích không đáng… cho đến những hành vi ở mức độ lớn hơn. Nhiều khi rùng mình vì mức độ trơ tráo vô đạo đức trong những hành vi tội lỗi như khi một ông hiệu trưởng không những dụ dỗ, ép dâm hàng loạt học sinh tuổi vị thành niên mà còn buộc các em phải lên giường với hàng loạt quan chức để có lợi cho mình; hay mức độ dã man một cách thản nhiên như khi một con người có thể để mặc cho đàn chó cắn xé đồng loạt đến chết mà không cứu; hay những cô cậu học sinh còn ở tuổi cấp hai có thể thản nhiên đánh bạn, thản nhiên quay video clip tung lên mạng và những học sinh khác thì ngồi xem mà không phản ứng gì. Khi một xã hội mà những điều không tử tế, cái xấu, cái ác đã trở thành chuyện bình thường trong khi điều tử tế, cái đẹp, cái thiện dần trở thành hiếm hoi, bất bình thường thì đó là điều thực sự phải báo động đỏ từ lâu rồi.
Sự bạc nhược, cầu an
Khi phải sống chung quá lâu với những điều bất công phi lý, với các xấu cái ác đang tràn lan, và biết rằng có kêu thì cũng chẳng thay đổi được gì, số đông người Việt dường như đã chọn cho mình một “phương châm” sống an toàn, đó là mặc kệ, mọi chuyện đã có nhà nước lo, họ chỉ lo kiếm sống, lo cho bản thân và gia đình. Và điều đó tạo ra một căn bệnh khác cũng phổ biến không kém: sự bạc nhược, cầu an. Đối với đám đông này, đừng nói với họ về sự thối nát của chế độ, về gánh nặng nợ nần đang đổ lên đầu các thề hệ sau do việc vay nợ nước ngoài, việc mất đất mất biển và cả nguy cơ mất nước trong tương lai, việc các nước khác người dân được có những quyền gì cũng như nhu cầu tự do dân chủ trong nhân dân… Họ sẽ lảng tránh, sợ hãi, không tin, và tiếc thay con số này vẫn còn khá lớn. Chưa kể những kẻ mà quyền lợi gắn chặt với chế độ này và vẫn cố sống cố chết bênh vực cho chế độ này là không tính đến. Đó là lý do vì sao một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm và tội lớn đối với đất nước, với nhân dân trong suốt bao nhiêu năm qua như Đảng Cộng sản Việt Nam lại vẫn tiếp tục tồn tại.
Sự giả dối
Trong lịch sử giành chính quyền và giữ chính quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng rất nhiều “chiêu thức”, trong đó có sự dối trá, mỵ dân. Có thể nói sự dối trá, nói một đằng làm một nẻo là “chính sách” xuyên suốt trong đối nội cũng như đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay. Và từ bao nhiêu nay người dân Việt Nam đã phải sống trong một môi trường giả dối, từ khi còn đi học trẻ em Việt Nam đã phải học tin vào những điều giả dối cho đến khi trưởng thành nhìn xung quanh xã hội toàn những điều giả dối – bằng giả, hàng giả, chất lượng công trình và cả chất lượng tác phẩm văn hóa văn nghệ nhiều thứ cũng là giả… Và cũng như các căn bệnh đã kể trên, đến một lúc nào đó sự giả dối cũng trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội – người ta chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị ảo, giá trị giả bên ngoài và đánh giá nhau cũng bằng những cái bên ngoài đó như căn nhà, chiếc xe, áo quần, mảnh bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ “mua”… mà không xét đến giá trị thật bên trong của một con người.
Hoài nghi và mất lòng tin
Và khi phải ăn uống hít thở hàng ngày với một bầu không khí giả dối như vậy thì lẽ đương nhiên con người trở nên mất lòng tin, hoài nghi vào tất cả mọi thứ. Từ một nguyên nhân sâu xa nhất là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống lý luận chính trị Mácxít-Lêninnít, lý thuyết về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản… mà bao nhiêu năm nay Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn ra sức nhồi nhét vào đầu người dân, trong lúc chưa tìm ra được một hệ thống lý luận khác để thay thế (thật ra thì đã có sẵn những hệ thống lý luận của các nước dân chủ pháp quyền khác để mà học hỏi nhưng vấn đề là nhà nước Việt Nam không muốn học!), cùng với sự xuống cấp, tha hóa về mọi mặt trong đời sống đạo đức xã hội, khiến con người mất lòng tin và căn bệnh hoài nghi này cũng phổ biến không kém. Điều tai hại hơn là người ta không tin cả vào những điều tốt, sự tử tế.
Môi trường xã hội Việt Nam hiện nay là một môi trường mà cái ác cái thiện lẫn lộn, môi trường văn hóa nghệ thuật cũng vậy – cái đẹp cái xấu lẫn lộn, thật giả lẫn lộn, dễ làm cho con người, nhất là giới trẻ, bị nhiễu về mặt nhận thức, thẩm mỹ cho đến phương hướng, mục đích sống… không biết phân biệt, thẩm định hay dở, đúng sai. Xã hội cứ thế mà nhiễu loạn cả lên.
Và tất cả những căn bệnh đó như những tế bào ung thư đang tàn phá cả xã hội Việt Nam mà nếu không có một sự thay đổi toàn diện, triệt để về mặt thể chế chính trị thì mọi sự “sửa chữa” kiểu như thay tên Đảng, thay tên nước, thay đổi nhân sự này chính sách kia… cũng chỉ như những cố gắng vá víu tạm bợ, che chỗ này vá chỗ kia trên ngôi nhà đã thực sự mục ruỗng từ bên trong mà thôi.
© 2010 Song Chi

Chiến tranh VN: Quân ta giết quân mình, nội bộ anh em chém giết nhau, nội bộ dân tộc hận thù nhau

Ngày 30 tháng 4 lại đến. Tuần trước, tại cuộc họp Đông Nam Á (ASEAN), ông Nguyễn Tấn Dũng nhân danh chủ tịch luân lưu của khối này đã lên tiếng yêu cầu nhóm quân phiệt cầm quyền ở Miến Điện cần thực hiện ngay hòa hợp dân tộc và để cho mọi đảng chính trị tham gia cuộc bầu cử sắp đến.
Ở hải ngoại và trong nước, nhiều bà con ta kháo nhau theo câu nói dân gian: ông Nguyễn Tấn Dũng và nhóm cầm quyền hãy sờ lên gáy mình đã! Nói người hãy nghĩ đến ta.
Vì trong những năm từ 1968 đến 1973, tại cuộc hội đàm Paris, đại diện đảng CS không ngừng nói đến “hòa hợp hòa giải dân tộc”, “hóa giải thù hận”, “Bắc Nam là con dân một nước, sẽ sát cánh dựng xây đất nước”. Dân ta nghe bùi tai, hy vọng.
35 năm nay, lời hứa hòa hợp hòa giải dân tộc ấy vẫn còn là món nợ lưu cữu, món nợ toàn dân, dân ta ở miền Nam cũng như dân ta ở miền Bắc.
Mà đâu chỉ có một món quịt “hòa hợp và hòa giải dân tộc”. Còn món nợ đày đọa người thua trận, bỏ tù hàng chục vạn sỹ quan viên chức cũ không hề xét xử, làm cho biết bao người bị chết oan uổng trong tù, bao nhiêu gia đình tan vỡ, ly tán, dẫn đến 2 triệu dân bỏ nước do bị phân biệt đối xử, bao nhiêu sinh mạng chết trên biển cả, mà vẫn cứ ba hoa lấy được là chính sách sau 30 tháng 04 của họ là khoan hồng và nhân đạo!
Món nợ gây chết chóc, đau thương tang tóc cho hàng triệu gia đình, hàng triệu con người như vậy là không sao làm sống lại, hồi phục được. Mọi người yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản công khai thành khẩn xin lỗi toàn dân, và từ đó làm một số việc cần thiết phải đạo nhằm xoa dịu những đau thương chồng chất của đồng bào ta, như cùng toàn dân tổ chức một cuộc cầu nguyện, cầu siêu trong toàn quốc để tưởng nhớ chiến sỹ và đồng bào cả nước đả bỏ mình trong thời chiến, không phân biệt thuộc phiá nào; sửa sang mọi nghĩa trang, không phân biệt người chết từng thuộc bên nào; từ nay chủ trương không dung từ “ngụy quân, ngụy quyền” trong các văn kiện, sách giáo khoa; quan tâm đến nạn nhân chiến tranh, thương binh thuộc cả các bên tham chiến…
Lẽ ra những việc này được đưa ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc thì đẹp đẽ, xúc động bao nhiêu, nhưng chậm còn hơn không. Cuộc họp Quốc hội sắp tới có ai nêu lên được vấn đề này không ?
Đã đến lúc cần làm rồi. Một lời xin lỗi quá ư là cần rồi, không thể để chậm thêm một tháng, thêm một năm nữa.
Nhật hoàng đã xin lỗi nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á về tội ác chiến tranh của quân Nhật trong Thế chiến II. Giáo hoàng đã xin lỗi toàn thế giới vì đã cộng tác với tên phát xít Hitler (ct: Hội đồng Giám mục Đức thì đúng hơn. TDNL). Tổng thống Nga đã xin lỗi nhân dân Ba Lan về cuộc tàn sát hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong khu rừng Katyn năm 1939 theo lệnh của Stalin.
Xin lỗi là một nếp xử sự văn minh. Đi đường đụng phải người khác đã cần xin lỗi, huống gì là gây chết, đau thương cho hàng triệu triệu con người. Huống gì xin lỗi ở nước ta lúc này là đạo lý, là hàn gắn chia rẽ dân tộc, là kêu gọi, đề xướng thương yêu thật lòng trên tình anh chị em ruột thịt, bỏ qua cho nhau những sai lầm trong quá khứ, để cùng nhau cố kết dân tộc trước đại họa của kẻ bành trướng ngoại xâm. Hòa hợp dân tộc là nước cờ chính trị thông minh, tuyệt vời để nhân lên nội lực dân tộc về sức người, sức của, kiến thức, kinh nghiệm… nhằm xây dựng Tổ quốc phồn vinh cho toàn dân mau chung hưởng.
Tình hình quả đã chín, vì lòng dân đang đòi hỏi cấp bách. Có bao nhiêu là chỉ dấu cho thấy lòng dân trong nước đã động, và động mạnh. Luật sư Cù Huy Hà Vũ lên tiếng yêu cầu toàn dân ghi công hơn 70 binh sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh cuối năm 1974 để bảo vệ đảo Hoàng Sa trước quân xâm lược Trung Quốc, sau khi ông đưa đơn kiện thủ tướng Nguyễn tấn Dũng về sai lầm ra quyết định khai thác quy mô lớn mỏ bôxít khi chưa có ý kiến của quốc hội, theo dụ dỗ của bọn bành trướng, gây thảm họa cho đất nước.
Về quần đảo Hoàng Sa bị đánh chiếm 36 năm trước, không còn người Việt chân chính nào có thể chấp nhận lời giải thích hồi ấy của cơ quan tuyên giáo trung ương Cộng sản: “Các đồng chí yên tâm. Hoàng Sa trong tay Quân Giải phóng Trung Quốc anh em của ta là tin đáng mừng. Còn hơn là nằm trong tay bọn Mỹ - Ngụy, kẻ thù không đội trời chung của chúng ta”. Não trạng của lãnh đạo CS hồi ấy là thế! Lãnh đạo thời nay vẫn như thế. Nhưng nhân dân lúc này đã mở mắt không còn chịu nổi nữa.
Hồi ấy, ở mọi cơ quan chính quyền, từ xã lên huyện tỉnh, lên đến trung ương đều phải treo ảnh Mác, Lênin, Stalin, Mao to đùng, trên cao nhất. Hàng dưới, nhỏ hơn mới là ảnh ông Hồ.
Cán bộ đi Moscow, Bắc Kinh được lãnh đạo, tuyên huấn đảng huênh hoang bảo là được đi “Thủ đô phe ta” đấy! Một thời ấu trĩ, lầm lẫn. Nay lãnh đạo vẫn giữ kiểu não trạng ấy đối với Bắc Kinh, nhưng người dân và cả đảng viên CS ở cơ sở bịt mũi, không ngửi được!
Nhận thức của người dân thường thời mở cửa hội nhập thay đổi nhanh, mạnh, sâu, trước cả lãnh đạo. Đó là cái linh tính bén nhạy tinh tế của quần chúng, không diễn giải được mà sâu đậm vô cùng.
Nhân dịp 30-4 năm nay, nhà thơ - chiến sỹ Nguyễn Thái Sơn đưa ra một trường ca bi hùng «Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm» nói lên số phận bi đát của dân ta, phụ nữ ta, trai tráng ta ở cả 2 miền bị xô đẩy vào cuộc nội chiến đẫm máu dai dẳng. Anh em ruột thịt mà giết nhau hăng say, có khi thích thú «như mở hội», bên kia chết càng nhiều thì bên này được phong anh hùng, khoe trên mặt báo, tới tấp được huân chương. Nhìn lại cả một thời lầm lỡ, ngu dại, bị một học thuyết bất nhân thúc đầy, sùng bái bạo lực, kích động căm thù giai cấp, cổ vũ nội chiến dân tộc.
Nhà thơ viết về cái chết của người lính của cả 2 bên: “Không ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử. Dễ như người lính. Nhanh như người lính. Nhiều như người lính. Đương nhiên. Mặc nhiên. Tất nhiên. Hồn nhiên như lính. Từ nòng súng người lính bên kia sang trái tim người lính bên này, đạn bay chỉ mấy phần nghìn giây”
Nhà thơ đau xót trước thảm cảnh hai bên đều là người Việt, nói tiếng Việt: “Người Việt thắng trận huy hoàng. Bại trận. Cũng là người Việt. Người chết dù phía nào Mẹ Việt Nam vẫn phải nhận nỗi đau chết chóc! Năm Nhâm Tý bảy hai. Máu binh sỹ Sài Gòn. Máu quân Giải phóng. Đỏ sông Thạch Hãn. Ướt sũng gạch vụn cổ thành”
Trường ca Chín Khúc Tưởng Niệm là lời kêu gọi tha thiết hãy nhận ra bi kịch của chiến tranh quân ta giết quân mình, nội bộ anh em chém giết nhau, nội bộ dân tộc hận thù nhau, mãi không hòa giải, vậy để đến bao giờ nữa mới nhìn nhận ra nhau là anh em ruột thịt?
Người lãnh đạo phải nhìn xa trông rộng, có viễn kiến, việc tốt mà khó cũng quyết tâm vượt khó mà làm, thuyết phục người chưa thông suốt. Kẻ không chịu thông suốt chỉ vì vị kỷ lại càng cần thuyết phục. Cần thấy cái đạo lý gắn bó dân tộc là thiêng liêng, cái lợi ích hòa hợp dân tộc là lợi ích cực kỳ lớn lao bền vững, toàn xã hội được lợi về mọi mặt, là một cuộc thay đổi tận gốc lịch sử, nội lực dân tộc trong ngoài nước bật dậy, sỹ nông công thương binh khoác vai nhau, kinh thượng chan hòa, lương Giáo, Phật, Cao đài, Hòa hảo chung lòng yêu nước làm việc thiện, đẩy lùi điều ác, lòng tham, thói vị kỷ, tệ tham nhũng.
Lãnh đạo hãy lắng nghe và hãy suy nghĩ, bàn luận cho sâu, đắn đo cho chin, cân nhắc cho đến nơi đến chốn. Đừng vội chủ quan, chớ theo nếp bịt tai, bịt mắt, vội chụp mũ là những ý xây dựng trên đây là do động cơ bất mãn, bị kẻ phản động xui dại, bị đế quốc lợi dụng…

SAM HỐI LA PHƯƠNG CACH DUY NHẤT XOA NGAY TANG THƯƠNG 30.4

Nhân ngày 30-04, ngày tang thương của dân tộc, Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hóa đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, viết bài “Sám hối là phương cách duy nhất xóa ngày tang thương 30-04” gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến.
Sau đây là toàn văn bài viết của Thượng tọa Thích Viên Định :
SAM HỐI LA PHƯƠNG CACH DUY NHẤT XOA NGAY TANG THƯƠNG 30.4
Trong một thế giới đầy xung động luôn có những sự tranh chấp. Có nhiều phương cách để giải quyết các cuộc tranh chấp. Thời kỳ hoang dã, hai bên thường giải quyết bằng bạo động; thế giới văn minh các bên có khuynh hướng giải quyết bằng thương thảo ôn hoà. Cùng bị chia đôi đất nước vì khác nhau ý thức hệ, nhưng 3 đảng Cộng sản của 3 nước đã có 3 cách hành động khác nhau. Cộng sản Đông Đức thì bắt tay, thương thảo với Tây Đức để thống nhất đất nước trong hoà bình. Cộng sản Bắc Việt lại gây chiến tranh, huynh đệ tương tàn đến khi có kẻ thắng, người thua mới chịu thôi. Cộng sản Triều Tiên lại khác nữa, cứ để phần ai bên đó giữ, đợi xem rốt cuộc ai đúng ai sai, hạ hồi phân giải. Việt Nam thì khen Việt Nam anh hùng, vì thắng Mỹ, thắng Pháp; Thái Lan lại khen Thái Lan anh hùng vì tránh được cuộc chiến tranh đối đầu với phương Tây. Không biết ai đúng, ai sai, ai mới thật sự anh hùng? Ai gây tội ác với dân tộc?
Ông Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Cộng sản Việt Nam, người có một phần trách nhiệm trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam, khi về già, ông đã có những nhận định rất khác lạ, nhưng nghe có vẻ chân thành, Ông nói rằng: “Trong chiến thắng 30-4-1975, nếu có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn…”. Có lẽ, như cổ nhân thường nói: “Nhân tương tử kỳ ngôn dã thiện, điểu tương tử kỳ minh dã ai”, con người sắp chết, lời nói thật thà, con chim sắp chết, tiếng kêu thê lương. Có lẽ cuối đời, ông muốn quay trở về với ông bà, tổ tiên, không muốn đi theo Mác-Lênin nữa, vì ông đã thấy ra rằng, chủ thuyết Mác-Lênin đã sai lầm, nên thẳng thắn, mạnh dạn, dám nói lên sự thật, giống như ông Gorbachev đã can đảm thú nhận rằng: “Chủ nghĩa Cộng sản mà tôi (Gorbachev) phục vụ gần cả đời người, toàn là tuyên truyền lừa bịp. Người Cộng sản chúng tôi tin dùng những điều gian dối để che giấu sự thật”. Theo lời ông Võ Văn Kiệt thì tuy cuộc chiến kết thúc nhưng chỉ có người dân nửa nước là vui mừng, còn một nửa lại đau khổ. Ông Võ văn Kiệt, một đảng viên Cộng sản cao cấp, có công lớn trong cuộc chiến, làm đến chức Thủ tướng, là kẻ chiến thắng, nhưng ông đã nói như vậy, thì không một ai trong hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay, có thể nói gì khác được. Thật vậy, chẳng có cuộc chiến tranh nào mà không gây điêu tàn cho đất nước đó, chẳng có cuộc chiến tranh nào mà không mang đến đau thương cho những người dân vô tội. Cuộc chiến Bắc Nam lại kéo dài gần 21 năm trời, tiêu tốn không biết bao nhiêu xương máu của binh lính hai bên, của đồng bào vô tội. Tổng kết gần 10 triệu người chết, nhà cửa tan hoang, ruộng vườn đổ nát, đất nước điêu tàn, dân tình ly tán… Cái hậu quả đau thương mất mát của dân tộc, đã kéo dài từ đó đến nay chưa dứt, không biết đến bao giờ mới hàn gắn được, chứng tỏ cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, do Cộng sản Bắc Việt gây ra, rõ ràng là sai lầm và thất đức. Nếu chỉ vì người dân một nửa nước vui mà lại gây cho nửa nước buồn, thì chi bằng bắt chước Cộng sản Triều Tiên, phần ai nấy giữ, có hay hơn không? Hay tốt nhất là bắt chước Cộng sản Đông Đức, bắt tay với Tây Đức, thống nhất đất nước trong hoà bình thì vui đẹp biết chừng nào!
Ai đã gây ra tội ác này? Ai là người phải chịu trách nhiệm? Ai là kẻ có tội với tổ quốc, với dân tộc Việt Nam?
Sau chiến thắng, 30-4-1975, về kinh tế thì Nhà cầm quyền Cộng sản đã áp dụng chủ thuyết vô sản Mác-Lênin để “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã hội Chủ nghĩa”. Ở miền quê thì quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân đem gom vô hợp tác xã. Ở thành thị lại chủ trương đánh công thương nghiệp. Nhà máy, công ty, cửa hàng buôn bán của tư nhân đều bị trưng thu. Tiền bạc bị đổi theo chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ được 200 đồng. Trong phút chốc, toàn dân trên cả nước đều trở thành vô sản. Chủ trương chuyên chính vô sản thiếu cạnh tranh nên không kích thích được nhu cầu phát triển khiến nền kinh tế cả nước dần đi đến kiệt quệ. Dân chúng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đau bệnh không thuốc thang, lại thêm chế độ hộ khẩu, công an trị… cuộc sống mất tự do, đau khổ, cơ hàn như địa ngục. Đến nỗi, năm 1986, Cộng sản đã phải khẩn cấp thay đổi chính sách: “Đổi mới hay là chết”.
Về chính trị thì với tư tưởng hận thù, Nhà cầm quyền đã bắt giam hàng triệu sĩ quan, công chức của Việt Nam Cộng hoà vào trại “tù cải tạo”. Qui chế trong trại tù lại tuân theo chỉ thị khắc khe tàn ác của Thủ tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng: “Chúng gây tội ác với dân tộc, cho chúng ăn ít, bắt chúng làm nhiều, đó là nhân đạo lắm rồi”. Vì bị đối xử tàn bạo, dã man nên không biết bao nhiêu quan chức chế độ cũ phải bị bệnh tật, chết chóc, trong các trại tù ở nơi rừng sâu, nước độc. Nhiều người phải liều mạng vượt biên, bằng ghe, bằng thuyền, băng rừng vượt biển cố thoát ra nước ngoài. Lớp chết trên rừng, lớp chết dưới sông, lớp bỏ mình ngoài biển cả, làm mồi cho chim cá… Thật là một giai đoạn đau khổ cùng cực cho dân tộc. Trong lịch sử Việt Nam chưa có thời nào như vậy. Cho đến nay, xã hội vẫn tiếp tục xuống cấp, các tệ nạn trộm cắp, bài bạc, xì ke ma tuý, tham nhũng hối lộ nhiều vô kể. Văn hoá suy đồi, đạo đức băng hoại…
Ai đã gây ra cảnh tượng đau thương này cho dân tộc? Ai mới thật sự là kẻ có tội với tổ quốc, có tội với nhân dân?
Năm 1861-1865, Hoa Kỳ cũng có một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc về vấn đề giải phóng nô lệ. Miền Bắc cũng thắng, Miền nam cũng thua và phải đầu hàng. Sau khi thảo luận giải quyết vấn đề giải giáp cho binh sĩ, hai bên cùng đồng ý rằng, sĩ quan miền Nam vẫn tiếp tục giữ nguyên cấp bực, còn binh lính miền Nam, ai muốn về nhà với gia đình thì về, ai muốn tiếp tục binh nghiệp, thì gia nhập vào binh đoàn miền Bắc. Không có trại cải tạo, không có trại tù. Nghĩa trang chôn chung binh sĩ hai miền, binh lính tôn trọng lẫn nhau. Đó mới là hoà bình, đó mới là thống nhất, thật đẹp đẽ biết bao.
Hơn cả thế kỷ trước mà Hoa Kỳ đã văn minh như thế. Vậy mà ngày nay, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn sống trong tư tưởng hận thù như thời kỳ man dã. Tại sao Cộng sản Việt Nam biết sao chép bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, như lời ông Bill Clinton, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã nói, nhưng lại không biết bắt chước cách đối xử hoà bình, thương yêu và bao dung cho nhau, như tướng Grant và tướng Lee của hai miền Nam, Bắc Hoa Kỳ đã làm sau khi cuộc nội chiến chấm dứt?
Ông Võ Văn Kiệt còn nói, “Yêu nước cũng có nhiều cách yêu nước”. Không phải như lời tuyên truyền nhồi sọ của Nhà cầm quyền Cộng sản rằng, “yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa.” Ngày nay chỉ còn vài nước theo Xã hội chủ nghĩa, vậy người dân của hàng trăm nước theo chế độ tự do, dân chủ trên thế giới thì không biết yêu nước hay sao? Các Nhà cầm quyền độc tài đã lợi dụng vấn đề yêu nước như một phương tiện để khủng bố, đàn áp người dân, quyết giữ độc quyền lãnh đạo, vì quyền lợi của bè đảng phe nhóm riêng tư.
Có nhiều cách để giải quyết vấn đề khác biệt về lập trường và tư tưởng. Nhất là đối với người dân trong một nước. Cùng là đồng bào, cùng là bà con, thân thuộc với nhau, tại sao lại phải tương tàn, tương sát nhau chỉ để giải quyết vấn đề tư bản và Cộng sản mà phải gây ra bao khổ đau, tan nát? Thật là một sự vọng động và sai lầm quá lớn!
Ngày 30-4-1975, ngày chấm dứt chiến tranh hai miền Nam Bắc, lẽ ra là một ngày vui, lại trở thành một ngày buồn, ngày đất nước rơi vào thời kỳ tăm tối, gia đình ly tán, quê hương tan nát, dân tộc chia lìa. Ngày chấm dứt chiến tranh lại là ngày đất nước rơi vào thể chế độc tài độc đảng theo chủ thuyết ngoại lai sai lầm làm cho nhân dân mất hết tự do, dân chủ, nhân quyền như thời kỳ phong kiến, thực dân, hoang dã. Bạo lực chỉ thâu tóm được đất nước nhưng không thống nhất được lòng người.
Nhu cầu tự do, dân chủ và hoà bình là nhu cầu chung cho mọi người trên thế giới. Đã bước qua thế kỷ 21, một thế kỷ mà các nước trên thế giới đang hướng đến tự do và phát triển về mọi mặt, vậy mà người dân Việt Nam vẫn sống bên lề xã hội văn minh. Việt Nam không có các quyền tự do tôn giáo, báo chí, đi lại, cư trú, lập hội… như qui định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Về vấn đề này, Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang, từ năm 2000, lúc còn bị lưu đày ở Quảng Ngãi, Ngài đã viết thư yêu cầu Nhà cầm quyền Cộng sản: “Hãy lấy ngày 30-4-1975 làm ngày Sám hối và Chúc sinh toàn quốc” Ngài đòi hỏi: “Hãy trả Nhân quyền lại cho người sống và Linh quyền cho người chết”. Nếu được như vậy thì mới thật sự thống nhất đất nước, thống nhất lòng người, nhân dân được đầy đủ quyền tự do, dân chủ, tiếp đến sẽ đoàn kết dân tộc, cùng nhau chống ngoại xâm để cứu nước thoát khỏi nạn bành trướng Đại Hán nguy cấp hiện nay.
Thích Viên Định