Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

HO CHI MINH HOC CACH GIET NGUOI TAP THE CUA CAC CHE DO TRUNG QUOC

Hồ Chí Minh học cách giết người của Mao
Thursday, September 30, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=120369&z=7
Ngô Nhân Dụng

Nói đến văn hóa, chúng ta thường nghĩ tới những điều lớn lao như tư tưởng, triết học, cách giáo dục, cách tổ chức xã hội, vân vân. Nhưng đời sống văn hóa hai dân tộc khác nhau được thể hiện trong cách sống hàng ngày, cách người ta chào hỏi nhau, ăn uống với nhau, chúc mừng, biếu xén nhau, vân vân. Văn hóa khác nhau, trong cách sống, cách chết, ngay cả cách giết người cũng khác nhau.

Văn hóa Việt Nam xưa nay biểu lộ những quan niệm về sống, chết khác hẳn người Trung Hoa. Nhưng phải thú nhận phong cách giết người của nước mình rất thô sơ, chưa bao giờ nhiều sáng kiến phong phú như bên Trung Quốc. Tiểu thuyết Ðàn Hương Hình của Mặc Ngôn cho rất nhiều thí dụ về các kỹ thuật độc đáo của người Trung Hoa trong việc tra tấn người đến chết. Trong lịch sử còn ghi những chuyện thật, không hư cấu. Ðời Võ Hậu nhà Ðường, Tố Nguyên Lễ đã sáng chế ra các khí cụ và phương pháp tra tấn gọi tên là Lồng Sắt và Phơi Cánh. Không có tài liệu mô tả các hình cụ đó thế nào, nhưng các quan trong triều chỉ nghe thấy đã rùng mình. Nguyên tắc của hình quan là hễ bắt một người thì phải làm sao cho hắn phải khai ra hàng chục người khác để trị tội. Tố Nguyên Lễ đã dùng phương pháp dây chuyền này xử tử hình cả nghìn người. Một người kế vị ông ta là Lai Tuấn Thần, đã phát minh ra những cách tra tấn kỳ diệu hơn và giết nhiều người hơn nữa. Khi tên này bị Thái Bình Công Chúa phản công bắt giết, kẻ thù khắp nơi mừng rỡ. Họ chờ sẵn để được băm vằm cái xác hắn ta rồi “tranh nhau róc thịt, chốc lát thi thể chẳng còn gì nữa.” “Chốc lát!” Chỉ có sử gia Trung Quốc mới có hai chữ thần tình như thế. Việt Nam không có những viên quan giết nhiều người bằng các phương pháp độc đáo để dân phải oán hận như vậy, vì văn hóa nước mình khác.

Cái nguy bị nhiễm “văn hóa giết người” bắt đầu từ khi Hồ Chí Minh mời các cố vấn Trung Quốc Vĩ Ðại vào nước ta thực hiện chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Giữa thế kỷ 20, người Việt Nam mình cũng học và áp dụng cách giết người rất tàn bạo nhờ học các cố vấn Tầu. Thí dụ, trong cuộc cải cách ruộng đất, người Việt chôn sống đồng bào mình, chôn đứng chỉ để hở cái đầu, rồi cho trâu kéo cày đi qua lại nhiều lần, đến lúc nạn nhân chết mới thôi. Thi sĩ Hữu Loan, tác giả Mầu Tím Hoa Sim đã kể chuyện này, nếu không chắc nhiều người không tin cảnh đó có thật. Chính song thân bà vợ của Hữu Loan đã bị giết như thế. Hai cụ từng được phong làm địa chủ cứu quốc; nhiều lần đã chở gạo nuôi bộ đội Sư Ðoàn 304 của ông, cho nên thi sĩ biết ơn. Khi hai cụ bị giết, Hữu Loan đã cưu mang người con gái của họ, nếu không chắc cô ta sẽ chết đói. Sau ông lấy cô làm vợ mặc dù lấy con địa chủ thì phải ra khỏi đảng, bị mất hết các quyền lợi của đảng viên.

Những cách giết người mới mẻ, như chôn người ta xuống giết bằng lưỡi cày, chắc là do các cố vấn Trung Cộng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo trong thời Cải Cách Ruộng Ðất. Người Việt mình khó có ai nẩy ra được những sáng kiến như thế. Cũng như người mình phải học trong sách Tầu mới biết những món ăn, như múc óc khỉ còn sống ra, ăn ngay trên bàn. Người mình không ai nỡ đối xử với loài vật hay với con người ác độc như vậy. Giết một mạng người cũng là ác quá rồi; chớ đừng nói trước khi giết còn hành hạ, tra tấn người ta bằng lưỡi cày!

Ở bên Tầu thì khác. Họ là một quốc gia rộng lớn, vĩ đại, đông dân; người vùng này có khi coi người vùng kia như là dân khác giống. Mao Trạch Ðông đã nói nếu chiến tranh làm chết mất một nửa thì dân số Trung Hoa cũng vẫn còn đông nhất thế giới. Ðối với Mao, nhân dân chỉ là một con số, giết một mạng người đâu nghĩa lý gì. Các vua quan Việt Nam có đời nào nghĩ về dân, nói về dân mình như thế hay không? Trước thời cộng sản, chưa thấy có.

Việc nhập cảng một phương pháp giết người, số người bị giết không quan trọng bằng hậu quả, là hành động giết người tàn nhẫn đã thay đổi quan niệm của dân. Cách người ta nhìn giá trị một con người, về mạng sống một cá nhân đã thay đổi sau khi được chứng kiến các cảnh giết chóc mới. Nó thay đổi đến cách chúng ta nhìn vào mặt nhau, như những con người, như đồng bào. Chúng ta đã thấy xã hội mình có thay đổi thật sau khi được huấn luyện nuôi lòng căm thù, theo chủ trương của Mao.

Lòng căm thù phải được thổi lên và nuôi dưỡng bao nhiêu lâu mới khiến con người trở thành lạnh lùng, sẵn sàng giết đồng bào và chứng kiến cảnh giết người như thế? Cái tâm của người Việt đã thay đổi đến mức nào thì mới tổ chức được những cuộc giết người độc đáo y như bên Trung Quốc vậy?
Cứ nhìn các phương pháp giết người mới, Tâm con người phải thay đổi. Con người nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, những hàng xóm, anh em. Họ được huấn luyện chỉ còn nhìn thấy đó là những đối tượng đấu tranh, căm thù.

Bởi vậy, học giết người theo lối Trung Cộng, người Việt sẽ dần dần cũng bị đồng hóa theo nếp sống, nếp suy nghĩ và nếp tình cảm của cán bộ Trung Cộng. Cuộc đồng hóa diễn ra theo một quá trình được hoạch định rất quy mô, dưới sự chỉ đạo của các cố vấn. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ được lệnh làm thơ dạy bảo người Việt Nam “chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi.

Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Chỉ vì người lớn đã chấp nhận nô lệ về văn hóa từ hơn nửa thế kỷ trước. Học tập Mao chủ tịch trong cách giết người của văn hóa Trung Hoa là nô lệ văn hóa nước bạn láng giềng. Nó khiến người Việt Nam nhìn nhau theo lối người Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều lúc họ phải nhìn nhau như thù địch, như súc vật. Vì những điều kiện địa lý, kinh tế của họ khác hẳn hoàn cảnh nước mình.

Trong lịch sử Trung Quốc có những vụ giết người “vĩ đại” không thể nào xảy ra ở Việt Nam được. Thí dụ như Tướng Bạch Khởi nước Tần, tỉnh Thiểm Tây bây giờ. Chủ trương quân sự của Bạch Khởi (không rõ năm sanh, chết năm 257 trước Công nguyên), là châm ngôn “Tận địch vi thượng” trong Chu Ngữ. Câu này nghĩa là “Giết hết quân địch là mưu lược cao nhất.” Trong cuộc đời chiến tranh 37 năm, Bạch Khởi đã chỉ huy 10 chiến dịch lớn, chiếm 70 thành trì, san bằng các nước Hàn, Ngụy, Triệu, Sở, mở rộng biên giới nước Tần, chuẩn bị cho việc thống nhất nước Trung Hoa.
Năm 293 (trước Công nguyên), Bạch Khởi đem quân đánh liên quân Hàn và Ngụy. Tuy số quân bên địch đông gấp đôi, Bạch Khởi biết nhược điểm của họ là chia rẽ. Ông đánh quân Ngụy trước rồi đánh Hàn sau, giết chết 240,000 binh sĩ địch. Nhưng trận đánh tàn bạo nhất là trận Trường Bình (Chang Ping), năm 260 ở nước Triệu. Quân Tần vây thành Thượng Ðẳng ba năm không đánh được, đã dùng kế ly gián khiến vua Triệu cách chức tướng giỏi Liêm Pha, đưa tướng dốt Triệu Quát ra chỉ huy. Bạch Khởi được bí mật đưa tới mặt trận, đã dùng kế dụ cho Triệu Quát khinh địch tấn công trước. Rồi hai cánh quân Tần xông ra cắt ngang quân Triệu. Quân Triệu phải kép lên cao cố thủ, Bạch Khởi ra lệnh quân Tần “chỉ vây mà không đánh.” Quân Triệu bị vây hãm 46 ngày, hết lương thực, hết nước uống, ăn thịt, uống máu lẫn nhau. Triệu Quát liều mạng quân phá vòng vây, bị trúng tên chết trong đám loạn quân. Toàn bộ quân Triệu phải đầu hàng. Bạch Khởi đã chọn 240 trẻ vị thành niên trong đám hàng binh, thả cho về nước để gieo kinh hoảng. Số còn lại, tất cả bị chôn sống. Trong trận này quân Triệu thiệt hại tổng cộng 450,000 người, quân Tần chết khoảng trăm ngàn. Ðó là chủ trương “Tận địch vi thượng.”

Làm sao một người có thể quyết định chôn sống hàng trăm ngàn hàng binh trong một đêm? Muốn đang tâm làm việc đó, phải là những kẻ không coi các “đối tượng” là những con người giống như mình nữa. Chắc phải “đối tượng hóa,” nhìn người ta như là dê, cừu, gà, lợn, hay thấp hơn cả súc vật. Khi Ðặng Tiểu Bình ra lệnh xe tăng tiến vào Thiên An Môn bắn chết các sinh viên tay không đi biểu tình năm 1989, ông ta cũng phải có tấm lòng sắt đá lạnh lùng như Bạch Khởi. Cả hai đều có trong tay một bộ máy giết người để sử dụng, đám quân sẵn sàng tuân lệnh, không suy nghĩ.

Hạng Vũ khi vào kinh đô Hàm Dương nước Tần (206 trước Công nguyên). Muốn trả mối thù ngày xưa đã tới đây bán cơ bắp kiếm việc làm và bị sỉ nhục, Vũ bắt quan, dân, lính tráng, cung phi nước Tần làm nô lệ cho đám lính người Sở của mình. Nghe đồn dân Tần oán thoán, sợ chúng nổi loạn, Hạng Vũ ra lệnh giết 200 ngàn hàng binh, trừ hậu hoạn, đốt sạch kinh thành. Người nước Tần với người Sở nói tiếng khác nhau, y phục khác nhau, điệu hát cũng khác nhau; khi lòng thù hận nổi lên thì không những họ coi nhau như kẻ thù mà còn có thể nhìn người nước kia không khác gì cầm thú. Giết mà không ớn tay. Các lãnh tụ tài giỏi biết khích động lòng căm thù trong đám quần chúng theo mình, thì dễ thành công trong chiến trận.

Những kẻ giết người đều có lý do để tự biện minh. Nhưng trên căn bản, họ phải là những kẻ coi khinh mạng sống, coi khinh nhân loại. Mạng người rẻ quá, có lẽ vì họ vẫn nhìn chung quanh, thấy đông người quá. Cứ vài thế hệ nước Trung Hoa lại bị một trận mất mùa đói kém chết hàng loạt. Bọn vua quan không bị đói bao giờ cho nên không lo ngăn ngừa trước để dân tránh nạn đói. Nhiều miệng ăn mà thực phẩm thì có giới hạn, thức ăn có khi quý hơn mạng người. Giết người để cướp một nắm cơm cũng phải giết. Ðời Ðường, thành Thương châu bị vây hãm. Một đấu gạo giá 3 vạn quan tiền. Giết được một tên địch, cắt đầu đem nộp thì được thưởng một vạn quan. Ba cái đầu mới đong được một đấu gạo. Sống mãi như vậy thành quen, chết như vậy mãi cũng thành quen. Suốt dọc lịch sử nước Trung Hoa có những cuộc tàn sát vô lý mà người Việt Nam không thể nào hiểu nổi. Chắc chắn không ai bắt chước làm như họ được, trừ khi cứ nhắm mắt nghe theo lời cố vấn vĩ đại.

Ðời Ðường, Hoàng Sào đi thi không đậu, đi bán muối lậu bị bắt phải hối lộ bọn tham quan mới thoát chết. Nổi lên làm loạn, khi Hoàng Sào chiếm kinh đô Trường An năm 880, đã tàn sát hết bọn tôn thất họ Lý của nhà Ðường, và gia tộc tất cả các quan lại. Lòng thù hận ghê gớm như thế. Cuối đời Minh chế độ sắp tan, Trương Hiến Trung đánh thành Lục An mãi không thắng, giận lắm. Ðến khi chiếm được thành (năm 1642) ông ra lệnh giết hết dân chúng. Dân kêu oan, vì họ đã bị cưỡng bách phải giữ thành chứ họ không muốn chống cự. Hiến Trung giảm tội cho, ra lệnh chặt tay tất cả, đàn ông chặt tay trái, đàn bà chặt tay phải. Cả thành phố Lục An toàn người cụt tay. Năm sau, Trương Hiến Trung tấn công chiếm Vũ Xương. Tất cả những người dân còn sống được tập họp ở bờ sông, sai lính cưỡi ngựa xua đẩy dân xuống sông Trường Giang, cho chết đuối hết. Xác người lềnh bềnh, suốt mấy tháng trời không ai dám ăn cá.

Tất nhiên mỗi lần muốn giết 100 ngàn người thì kỹ thuật thời đó đòi hỏi phải có hàng chục ngàn người đồng tình tham dự việc giết chóc mà không gớm tay. Kỳ Ngạn Thần, kể lại chuyện này trong cuốn “Người Trung Quốc, những hiểu lầm lịch sử” đã nhận xét là vụ tàn sát cả thành phố Vũ Xương này còn kinh khủng hơn cuộc đại thảm sát do quân Nhật gây ra ở Nam Kinh vào thế kỷ 20. Mà ở Vũ Xương lại là người Trung Hoa giết người Trung Hoa đấy.

Trong thế kỷ 20, người Trung Hoa vẫn giữ được thói quen giết người tập thể. Tác giả Giải Tư Trung, trong cuốn viết về “Sự khủng hoảng của tố chất quốc dân” kể lại rằng trong thời Ðại Cách Mạng Văn Hóa, tháng 8 năm 1966 ở huyện Ðại Hưng, bên ngoài thành phố Bắc Kinh, có 325 người đã bị chôn sống giữa ban ngày, gồm những người được gán nhãn hiệu “phần tử loại bốn” cùng với thân nhân; tổng cộng 22 gia đình; người già nhất 80 tuổi, trẻ nhất là một em bé mới ra đời được 38 ngày! Ở huyện Ðạo tỉnh Hồ Nam, trong 2 tháng có 4,193 người bị giết oan, do “hành động tự phát” của “quần chúng cách mạng.” Người Việt mình chịu thua.

Chúng ta không thể vì những vụ tàn sát kể trên mà nói rằng người Trung Hoa tàn ác hơn người Việt; cũng như không thể nói người Ðức đều ác độc căn cứ vào những vụ Ðức Quốc Xã tàn sát người Do Thái. Ðiều mà chúng ta có thể nhìn nhận là các bạo chúa, ở Ðức hay ở Trung Quốc, đều biết kích thích lòng hận thù của đám đông, thúc đẩy cho thú tính nổi dậy, gây ra tội ác tập thể. Một điều có thể nhận thấy nữa, là trong lịch sử Trung Quốc xảy ra nhiều vụ thảm sát; có lẽ bởi vì nước họ đông người quá, người cùng nước nhưng ở xa nhau là khác cả ngôn ngữ, văn hóa, quyền lợi, khó thông cảm với nhau. Nói chung họ không quý mạng sống của đồng bào như người Việt mình.

Một trong những tội nặng của đảng Cộng Sản Việt Nam là đã nhập cảng phương cách giết người của Cộng Sản Trung Hoa vào nước ta, không biết rằng nó ảnh hưởng xấu đến cả đạo lý một thế hệ, sau này sẽ còn mất nhiều thời gian gột rửa. Tuy nhiên, văn hóa một dân tộc được xây dựng trên những điều kiện địa dư, những lưu thông, trao đổi suốt lịch sử, đã được nung nấu hàng ngàn năm. Văn hóa, phong tục có bị thay đổi một thời gian ngắn thì cũng sẽ trở về nguồn gốc. Khi nào nước ta chấm dứt được cảnh lệ thuộc chủ nghĩa Mao và lối cai trị dân theo kiểu Cộng Sản Trung Hoa, người Việt sẽ xây dựng lại nền nếp thuần hậu của dân tộc mình.

------------------------------------------

Cùng một tác giả :

• Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?
Tuesday, September 28, 2010
Ðại lễ Ngàn Năm Thăng Long sắp khai mạc chính thức. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản cho mở hội đúng ngày quốc khánh của Trung Cộng, với một bộ phim dài về Lý Thái Tổ trong đó ông vua khai sáng nhà Lý mặc y phục kiểu Tầu, bảnh bao như tài tử Hồng Kông.
• Nhiều người cần hối lỗi
Thursday, September 23, 2010
Trong công viên sau nhà tôi có một đàn quạ bắt đầu đến chiếm ngụ từ khoảng một tháng nay. Ðảng quạ này có tới ba bốn chục con lớn, tụ tập dưới gốc và trong các tàn cây ở góc phía Ðông công viên này, suốt ngày khai hội, thảo luận, bay qua bay lại gọi nhau rối rít. ...

• Việt Cộng dám cãi lời Trung Cộng hay không?
Tuesday, September 21, 2010
Cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Hoa đang tăng cường độ. Chính quyền cộng sản Việt Nam im thin thít, nhưng không tránh khỏi dính được. Ngày Thứ Sáu này, Tổng Thống Mỹ Barck Obama sẽ họp mặt với lãnh tụ 10 nước ASEAN ở New York, bên lề đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

SACH LUOC DOI MOI CUA VIET CONG LA DE TUNG TIEN TROM CUOP RA LAM AN HOP PHAP

Suốt hai thập niên qua, đảng và nhà nước CSVN hay ca tụng "công lao đổi mới” của họ. Sau những ngày đầu kêu gào "Đổi mới hay là chết" ở cuối thập niên 1980 và đặc biệt sau khi thoát những giây phút hiểm nghèo của ngọn gió Đông Âu nhờ loại bỏ hầu hết cơ chế kinh tế XHCN, lãnh đạo Đảng bắt đầu gắn thêm đủ loại hoa lá cành.
Cả một hệ thống 600 tờ báo, hàng trăm đài truyền hình, hàng chục triệu cuốn sách, hàng triệu những cái loa phường ra rả rỉ riết từ sáng đến tối, và hàng trăm ngàn những lớp học, những hội nghị từ cấp trung ương đến làng xã, đâu đâu họ cũng nhắc đi nhắc lại: “Đảng ta là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước”. Lâu dần thành quen, mọi người mặc nhiên chấp nhận nó, sử dụng nó mà không còn cần đặt dấu hỏi. Có người còn dùng nó như một dấu mốc để phân định lịch sử Việt Nam hiện đại, như "thời trước Đổi mới" để nói đến những việc trước năm 1986 hoặc "từ khi Đổi mới trở về sau này", tức những việc từ 1986 đến nay.
Có thật lãnh đạo đảng CSVN "Đổi Mới" vì đất nước không? Có lẽ hiện thực đất nước từ năm 1986 đến nay đã đủ để trả lời câu hỏi này.
Những đổi thay dẫn đến “Đổi Mới”
Năm 1985, sau cái chết liên tiếp của 3 Tổng bí thư cao tuổi Brezhnev, Andropov, và Chernenko trong vòng 4 năm, đảng Cộng sản Liên Sô gấp rút bầu một lãnh tụ trẻ trung lên thay thế. Đó là Mikhail Gorbachev. Ông Gorbachev lập tức phải đối diện với một kho dự trữ vàng trống rỗng sau gần 50 năm Liên Sô nuôi dưỡng hầu hết các phong trào và chế độ cộng sản ở khắp 5 châu. Nền kinh tế Liên Sô cũng suy kiệt vì lòng dân đã quá chán nản với những hứa hẹn và đuối sức trong các vòng kiểm soát xã hội ngặt nghèo. Ông Gorbachev không còn chọn lựa nào khác ngoài việc khởi động chính sách Glasnost để cởi trói xã hội và Perestroika để tái phối trí các ưu tiên quốc gia. Trong hệ ưu tiên này, hầu hết các viện trợ cho các phong trào và chế độ Cộng sản đàn em buộc phải chấm dứt. Quyết định này gieo chấn động trên toàn thế giới, kể cả chế độ CSVN.
Vào khoảng thời gian này, ngôi nhà XHCN Việt Nam cũng đang kiệt quệ sau 10 năm san bằng giai cấp và phá hủy toàn bộ hệ thống hạ tầng kinh tế tại miền Nam. Nhiều vùng trên cả nước lâm vào nạn đói và chết đói. Có nơi kéo dài mấy năm liền. Việc Hà Nội đổ sức của sức người vào tham vọng chiếm đóng đất nước Campuchia sau khi nhân danh đánh đuổi Pol Pot và những năm tháng bị thế giới phong tỏa vì hành động đó càng đẩy nền kinh tế Việt Nam xuống đáy vực thẳm. Nguồn tài trợ từ Liên Sô của những năm đầu thập niên 1989 càng là chỗ dựa sinh tử của đảng CSVN.
Nhiều loại "Đổi Mới"
Trước quyết định cắt viện trợ bất ngờ của Gorbachev, lãnh đạo Hà Nội không có nhiều chọn lựa trong cách đối phó. Tổng bí thư Lê Duẫn đã chính thức cắt cầu với Trung Quốc bằng việc xâm chiếm Campuchia và kéo theo cuộc chiến dọc theo biên giới Hoa Việt từ năm 1979. Nay Hà Nội không dám công khai bất đồng hay cãi lại quan thầy duy nhất còn lại là Liên Sô. Và thế là đất nước phải đi vào giai đoạn "Đổi Mới Chờ Thời" - nghĩa là chỉ đổi mới cho có hình thức mà thôi và chờ ngày Gorbachev bị hạ bệ để rồi đâu lại hoàn đấy. Cũng như thời thập niên 1960 khi Tổng bí thư Krushchev đề nghị chung sống hòa bình với thế giới tư bản và cùng thi đua phát triển. Sau khi Krushchev bị hạ bệ tại Liên Sô, một số cán bộ cao và trung cấp tại Việt Nam cũng bị khép vào tội theo chủ nghĩa "Xét Lại" và bị đày ải suốt mấy chục năm liền. Tội của họ là tưởng đã có "Đổi Mới Thật" nên ra mặt ủng hộ.
Trở lại với chính sách "Đổi Mới Chờ Thời" của thời 1986, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu nói đến "Cởi Trói Văn Nghệ Sĩ" nhưng vẫn cấm báo tư nhân; cho nông dân một số vùng được mượn đất tự canh tác nhưng không cho làm chủ đất; cho một số hãng xưởng ngoại quốc vào thăm dò thị trường nhưng cố tình làm cho họ nản lòng rút ra; v.v...
Chính sách lấp lửng này kéo dài đến đầu thập niên 1990 khi Gorbachev phải ra đi. Nhưng ông không ra đi một mình. Cùng đi với ông là sự xụp đổ của cả chế độ Liên Sô và hàng loạt các chế độ cộng sản tại Đông Âu. Chỉ đến lúc này, khi mọi hy vọng Liên Sô sống lại không còn nữa, các lãnh tụ tại Hà Nội mới chính thức đóng cửa chính sách "Đổi Mới Chờ Thời" và gấp rút xiết xã hội. Hầu hết các hình thức "cởi trói" về văn hóa, chính trị rềnh rang mấy năm trước, nay đều được quyết liệt nhưng im ắng "trói trở lại". Và lần này, cũng như thời 1960, lại có một số quan chức bị trừng phạt vì tưởng đã có "Đổi Mới Thật". Cao cấp nhất trong số bị thanh trừng, giáng chức trong đợt này phải kể đến các ủy viên Bộ chính trị Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch.
Ông Trần Xuân Bách có dịp tuyên bố trước nhiều cán bộ cao cấp thời đó: "Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng”, và “Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát - do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia.” Ông còn khẳng định phải có dân chủ thực sự mới có thể khơi thông trí tuệ của toàn dân tộc để đưa đất nước đi lên ngang hàng với nhân loại.
Và thế là chính sách "Đổi Mới Như Cũ" chính thức bắt đầu năm 1991, với 4 đặc điểm chính sau đây:
- Lãnh đạo Đảng bóp chặt trở lại mọi mặt sinh hoạt văn hóa và chính trị. Không chỉ các tờ báo có bóng dáng độc lập như tờ Langbian bị đóng cửa mà nhiều tổng biên tập các báo chính qui cũng bị trừng phạt. Và cao điểm là Nghị định 31/CP Quản lý Hành chính, cho phép giam giữ người vô thời hạn không cần xét xử.
- Lãnh đạo Đảng bỏ một phần lớn hệ thống kinh tế tập trung XHCN và xây lại nền kinh tế tư bản với tên mới: kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mở cửa cho ngoại quốc vào đầu tư thật nhưng phải qua cửa ngõ các mạng lưới làm ăn của thân nhân các quan chức lớn. Cả hệ thống kiểm soát kinh tế ngặt nghèo gần nửa thế kỷ trước đó bị kết án chung là “thời bao cấp” và Đảng bắt đầu ca ngợi chính mình là nhờ Đảng mà cả nước thoát ra khỏi thời kinh tế bao cấp!
- Lãnh đạo Đảng trở lại với quan thầy Bắc Kinh và xem đó là chỗ dựa phải ôm bằng mọi giá. Cho đến nay cái giá đó bao gồm các dâng nhượng lãnh thổ, lãnh hải, quyền khai thác trên biển, khai thác trên đất liền, các báo, đài, trang mạng trên toàn quốc, và vẫn đang tiếp tục gia tăng.
- Lãnh đạo Đảng bắt đầu quay về khoác áo dân tộc, cho phép các nhân vật lịch sử của “thời phong kiến bóc lột” được đứng ngang hàng với các thần thánh và anh hùng Cộng sản. Và đặc biệt hơn cả là sự ra đời bất ngờ của cả một hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, bất kể sự khẳng định ngược lại của chính tác giả khi còn sống.
Chính sách "Đổi Mới Như Cũ" này kéo dài cho đến nay.
Hậu quả của Đổi Mới
Có người đòi phải gọi là “Đổi Mới Theo Hướng Cũ” thì mới chính xác. Nghĩa là có chiều hướng muốn quay lại nhiều thời điểm quá khứ tùy theo từng lãnh vực, nhưng hầu hết các kết quả đều không trở về như cũ. Lý do là vì cách tổ chức và cách thực hiện đều theo kiểu lắp vá theo nhu cầu tại chỗ, ngắn hạn, và tùy tiện.
Chỉ cần so sánh lại nền kinh tế tại Miền Nam trước 1975 và tình trạng hiện nay như một thí dụ cũng đã đủ để minh họa hậu quả của cái gọi là “công ơn đổi mới” của lãnh đạo Đảng.
Ai cũng biết Kinh tế Thị trường đã có ở Việt Nam từ rất lâu, trước khi Đảng CSVN ra đời, và trước khi chủ nghĩa Mác Lê được nhiều người biết tới ở trời Âu!!
Đến năm 1975 thì Miền Nam Việt Nam đã xây dựng được một nền Kinh tế Thị trường lành mạnh và năng động nhất Đông Nam Á, và hơn cả Hàn Quốc lúc bấy giờ. Hàng hóa thuộc mọi lãnh vực tràn ngập thị trường, bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập từ nước ngoài. Những ngôi chợ Việt Nam từ những thành phố lớn, nhỏ đến thị trấn, thị xã, xóm làng đều chất hàng cao như núi… với người mua kẻ bán chen chân. So với bây giờ thì nạn hàng giả hàng lậu rất hiếm. Người tiêu dùng không phải lo lắng nhiều. Còn chuyện thức ăn bị nhiễm hóa chất độc hại là hoàn toàn không có.
Trong lãnh vực Nông nghiệp người nông dân được làm chủ mảnh đất của mình và tự do canh tác. Trên cánh đồng và sông lạch Miền Nam từ đầu thập niên 70 đã nhan nhản máy cày, máy bơm nước, máy đuôi tôm,…
Nhưng tất cả thành quả bằng bao mồ hôi nước mắt ấy đã bị phá sạch, xóa sạch qua các đợt đổi tiền, các chiến dịch đánh tư sản mại bản, các kế hoạch xây xóa chuyển tiểu thương.
Và ngày nay, 35 năm sau, cũng mang tên là nền kinh tế thị trường nhưng người ta thấy thành phần chính được hưởng lợi ích không còn là quảng đại quần chúng. Chỉ cần nhìn vào 2 lãnh vực giáo dục và y tế đã đủ thấy:
- Tại trường học, cha mẹ học sinh phải trả hàng trăm loại lệ phí để mua chữ cho con cái. Trong lúc đó tình trạng xuống cấp giáo dục cứ gia tăng. Cảnh nữ sinh đánh nhau không kém gì nam sinh trên đường phố, cảnh trò đánh và thậm chí giết thày cô, cảnh thày cô đòi học sinh phải đóng tiền học thêm mới cho điểm cao, và khủng khiếp hơn cả, cảnh hiệu trưởng tổ chức đường mãi dâm cho học sinh… cứ nâng mức sửng sốt của xã hội lên từng tầng cao mới. Thời trước năm 1975 tại Miền Nam, dù sống trong khói lửa tứ bề vẫn không hề có tình trạng quá băng hoại như vậy.
- Tại bệnh viện ngày nay, dân chúng phải đóng các khoản viện phí đến chóng mặt: tiền thuốc, tiền giường, tiền ống tiêm, tiền dây chuyền dịch, tiền bông và thuốc sát trùng... "tất tần tật" phải trả. Bệnh nhân lại còn bị xúc phạm, hành hạ, làm khó đủ điều qua đủ loại "cò". Nhiều trường hợp bệnh nhân bị bỏ cho chết vì không có tiền lót tay hoặc không làm hài lòng y sĩ, bác sĩ của bệnh viện. Tình trạng vệ sinh, nhất là các nhà tiêu tại các bệnh viện cho dân chúng, đều ở mức kinh hoàng. Thời trước 1975 tại Miền Nam, tuy chẳng giàu có gì và số máy móc dụng cụ cũng khá khiêm nhường, nhưng tình trạng vệ sinh vẫn đủ tiêu chuẩn tối thiểu của nhà thương và con người đối với nhau vẫn còn tính nhân bản, đặc biệt là trong đội ngũ bác sĩ, y tá.
Ngược lại, nhờ kinh tế thị trường thời nay, cả một giai cấp mới được sản sinh và tiến ra thụ hưởng hầu hết các lợi ích. Nhân dân gọi đó là Tư Bản Đỏ vì hầu hết giai cấp này đều đang nắm hoặc có liên hệ với các vị trí cao nhất trong đảng “Cộng sản” Việt Nam, nghĩa là theo định nghĩa thì họ là những người “vô sản” nhất trong giai cấp vô sản, hay đỏ nhất trong thế giới đỏ. Các nhà “cực vô sản” này nay đã lên hàng triệu phú và tỷ phú tính bằng đô la Mỹ. Với các tường cao cửa kín, thỉnh thoảng dân chúng mới có chút khái niệm họ giàu có đến cỡ nào qua các hình ảnh nội thất của ông cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, cảnh ăn chơi của con trai trùm công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, những đoàn xe đưa dâu đón rể choáng váng cả dân chơi thế giới tại các đám cưới con cái quan lớn, như đám cưới con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, v.v…. Câu hỏi khá hiển nhiên là số tài sản đó ở đâu ra nếu các “đầy tớ nhân dân” này chỉ biết phục vụ nhân dân và lãnh lương nhà nước? Còn nếu số tài sản đó đến từ các loại khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, từ các khoản tiền viện trợ của quốc tế cho người dân Việt Nam, hoặc từ các khoản nợ mà con cháu Việt Nam phải trả trong tương lai thì phải chăng chúng phải được trả lại cho hàng triệu gia đình vẫn còn chạy ăn từng bữa, những người già và trẻ em không nơi nương tựa lang thang đầu đường xó chợ, những cô gái phải bán thân cho Hàn Quốc, Đài Loan để nuôi gia đình?
Có thể nói hiện nay giai cấp Tư Bản Đỏ là trung tâm của xã hội. Mọi phương tiện quốc gia và nhân lực toàn quốc đều đang tập trung vào việc phục vụ họ:
- Công đoàn là phương tiện để Tư Bản Đỏ liên kết với các chủ hãng nước ngoài bóc lột hàng triệu công nhân ngay trên đất Việt.
- Luật pháp và các cơ chế ra nghị định, nghị quyết đều là phương tiện hợp thức hóa các cơ hội làm ăn của Tư Bản Đỏ, từ khai thác bô-xít Tây Nguyên đến cho thuê rừng dọc biên giới.
- Công an và quân đội là phương tiện trấn áp dân chúng khi Tư Bản Đỏ cần giải phóng mặt bằng, chiếm hữu đất đai để bán cho công ty nước ngoài.
- Báo chí là phương tiện ca tụng các thành công của Tư Bản Đỏ và khỏa lấp các kêu ca, khuyên can về các tác hại môi sinh.
- Trong khi đó nhiều tầng lớp nhân dân tranh nhau xin phục vụ Tư Bản Đỏ - từ các người làm kẻ ở trong nhà đến các tài xế, bảo vệ quanh sân; từ các bác sĩ thầy thuốc riêng chăm sóc sức khỏe đến người mẫu chân dài cung phụng nhu cầu.
Rõ ràng cả một giai cấp đang ngang nhiên trấn lột cả nước, ngang nhiên tiêu xài tiền của đó ngay trước mắt các nạn nhân, và quái lạ hơn nữa là nhân dân cả nước đang ra sức phục vụ họ. Với hiện tượng đó, có lẽ thành quả lớn nhất của chính sách Đổi Mới sau hai thập niên là: lãnh đạo Đảng CSVN đã chuyển hóa vô cùng thành công giai cấp vô sản cực đoan thành những nhà tư bản lưu manh!

Từ năm 1989 đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô. Hơn 20 năm qua, nếu có dịp đến thăm các quốc gia này, người ta sẽ thấy rằng chính phủ mới và nhân dân tại các nước này đã kịp làm được khá nhiều điều; đời sống kinh tế, xã hội của người dân tốt hơn hẳn so với trước kia, nhưng vẫn còn rất nhiều việc mà chính phủ và nhân dân họ phải nỗ lực thực hiện để xóa đi di sản do những năm dài dưới chế độ cộng sản để lại trên con đường trở thành những quốc gia phát triển, giàu mạnh, dân chủ, tự do. Và tùy theo nội lực của từng nước mà quá trình này nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hơn hay nặng nề vất vả hơn. May mắn như nước Đức, nhờ có Tây Đức với một tiềm lực kinh tế hàng đầu của châu Âu, vậy mà trong những năm qua chính phủ Đức đã phải đổ không biết bao nhiêu tiền để vực dậy Đông Đức, xóa đi khoảng cách về mọi mặt giữa hai bờ Đông Tây. Nhưng dù sao, các nước Liên Xô và Đông Âu vẫn có những nội lực nhất định – các nước này trước khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã là những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp tư bản bước đầu, có nền văn hóa dày dặn, người dân của họ dù sao cũng đã hiểu thế nào là dân chủ, tự do… nên quá trình thay đổi thế chế chính trị cũng đỡ nhọc nhằn vất vả hơn những quốc gia không có được những “hành trang” như vậy. Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn. Đôi khi nghĩ đến một ngày nếu vận hạn của đất nước đã qua, Việt Nam may mắn chuyển đổi thể chế chính trị thành một quốc gia dân chủ pháp trị, thì một điều có thể thấy trước đó là cái giá phải trả do di họa của những năm cầm quyền của Đảng Cộng sản VN để lại trên đất nước này phải nói là vô cùng nặng nề, và những mất mát, thiệt thòi là vô cùng lớn.
Thứ nhất là ở Việt Nam, thời gian cầm quyền của Đảng Cộng sản cho đến nay đã kéo dài hơn một số quốc gia khác – 65 năm trên miền Bắc và 35 năm trên toàn lãnh thổ, nên cái hại cũng nặng nề hơn. Thứ hai là do nội lực của đất nước và của dân tộc, trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo cho đến ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn đang phát triển, từ hạ tầng cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật… đều chưa có gì đáng kể. Cộng với một tầm nhìn ngắn, văn hóa “lùn” của các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau từ trên xuống dưới, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại lâu dài, hoặc vừa làm vừa phá, hoặc chỉ lo vơ vét, tham nhũng mà không nghĩ gì đến tương lai của đất nước và dân tộc, nên sau bao nhiêu năm cầm quyền, trên khắp đất nước nhìn đâu cũng thấy dấu vết của sự phá hoại trên mọi lĩnh vực. Bao nhiêu đất dọc theo biên giới phía Bắc, biển, đảo… đã mất, biết bao giờ mới đòi lại được. Rừng bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác một cách vô tội vạ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một số sông ngòi bắt đầu khô cạn, bây giờ người ta lại bắt đầu phá nát Tây Nguyên với những dự án khai thác bauxite lợi ít hại nhiều, bộ mặt các thành phố lớn, nhỏ thì hỗn độn, quy hoạch yếu kém, kiến trúc lộn xộn một cách không thể sửa chữa nổi v.v… Chưa nói đến cơ cấu luật pháp hay một nền giáo dục yếu kém cần phải xây dựng lại từ đầu, rất mất thời gian. Chưa kể cả một xã hội bị băng hoại về mặt đạo đức, những giá trị, chuẩn mực bị lệch; con người hoặc bị nhồi sọ bởi lối giáo dục tuyên truyền một chiều phải mất thời gian mới hiểu ra được đâu là sự thật đâu là dối trá, hoặc bị tồi tệ đi do phải sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều điều không tử tế v.v… Nhưng điều nguy hiểm nhất đối với số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là nếu sự thay đổi thể chế chính trị đến chậm thì nguy cơ phụ thuộc, thậm chí mất nước vào tay nước láng giềng phương Bắc là điều mà hiện nay nhiều người đều đã thấy.
Có những di hại có thể thấy rõ vì nó hữu hình và có thể xây dựng lại, có thể hồi phục sau một thời gian vài ba thập niên tùy theo. Nhưng có những cái di hại vô hình khó thấy hơn mà hậu quả của nó thì rất nặng nề và sự điều chỉnh, sửa chữa cũng vô cùng khó khăn, mất thời gian. Đó là những di hại về văn hóa, con người, về tinh thần mà những quốc gia đã từng trải qua chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đều phải trả giá.
Một môi trường sống bị ô nhiễm, bị hủy hoại. Môi trường tinh thần cũng vậy. Có những căn bệnh tinh thần mà nếu sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc (vốn là một hình mẫu để chính quyền Việt Nam bắt chước theo y hệt nên những căn bệnh cũng giống nhau) lâu ngày con người sẽ bị lây nhiễm ít nhiều mà không hay.
Bệnh vô cảm
Xã hội VN bây giờ có quá nhiều điều phi lý, trái tai gai mắt, và cũng có quá nhiều những bi kịch, những câu chuyện thương tâm. Mỗi ngày mở những tờ báo ra, bật TV lên, hoặc ngay trong đời sống thường ngày, người ta phải đọc, nhìn, nghe hay chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu chuyện như vậy. Tổng Giám đốc X bị bắt vì tham nhũng hàng tỷ đồng. Công ty Y bị phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, làm thất thoát hàng trăm tỷ. Một khu nhà hay một cây cầu vừa mới xây đã bị sập, lún vì làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Một bữa tiệc sinh nhật của con cái một “quan lớn” tốn kém hàng trăm triệu đồng trong đó chủ nhân bữa tiệc vung tay tặng các bạn mỗi người một chiếc xe gắn máy hiệu @. Một em bé chết oan vì bị điện giật trên đường do dây điện bị hở, không ai chịu trách nhiệm. Một tai nạn giao thông thảm khốc do đường hẹp, lô cốt chặn, chen lấn nhau hoặc đôi khi chỉ vì do chất lượng đường xá tồi khiến người đi xe ngã xuống và bị xe tải phía sau cán lên. Một người phụ nữ nghèo đi mót cà phê bị chó nhà giàu cắn chết nhưng công an lại không truy cứu tội hình sự người quản lý trang trại đã để mặc chó cắn chết người v.v… Đầu tiên khi đọc hoặc nghe những chuyện như vậy, người ta phẫn nộ, bức xúc, thương cảm. Nhưng rồi hàng ngày cứ phải đọc mãi, chứng kiến mãi với mức độ phi lý, bất công ngày càng lớn hơn, người ta thành quen đi, không còn ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì nữa. Người ta quen dần với những điều không tử tế, với cái xấu, cái ác… và trở nên vô cảm dần mà không hay.
Tai hại của điều này là đến lượt mình, mỗi người khi phải làm một điều không tử tế hoặc không lương thiện sẽ tự bảo rằng chung quanh mình ai cũng làm như vậy, ai cũng đang sống như vậy, có sao đâu?
Cái xấu, cái ác lên ngôi
Chưa cần phải từ nguồn báo chí truyền thông của “thế lực thù địch” nào, chỉ cần theo dõi báo chí trong nước, do nhà nước kiểm soát nội dung và cho phép phát hành, cũng có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, cái xấu, cái ác đang lộng hành ra sao. Có nhiều người sẽ bảo xã hội nào mà chả có cái xấu, cái ác, ở Mỹ chẳng hạn, cũng có những cảnh bạo lực, giết người, thậm chí sát nhân hàng loạt… đó thôi. Nhưng vấn đề ở đây là cái xấu, cái ác, sự thiếu lương thiện đang tràn lan ở mọi cấp độ từ những hành vi nhỏ nhặt hàng ngày như chen lấn giành đường nhau, dúi tiền cho cảnh sát giao thông để được cho qua khi bị bắt lỗi và cảnh sát cũng thản nhiên nhận tiền như là chuyện bình thường phải vậy, hoặc sẵn sàng cãi vã, chửi bới nhau thậm chí đánh nhau chỉ vì những chuyện xích mích không đáng… cho đến những hành vi ở mức độ lớn hơn. Nhiều khi rùng mình vì mức độ trơ tráo vô đạo đức trong những hành vi tội lỗi như khi một ông hiệu trưởng không những dụ dỗ, ép dâm hàng loạt học sinh tuổi vị thành niên mà còn buộc các em phải lên giường với hàng loạt quan chức để có lợi cho mình; hay mức độ dã man một cách thản nhiên như khi một con người có thể để mặc cho đàn chó cắn xé đồng loạt đến chết mà không cứu; hay những cô cậu học sinh còn ở tuổi cấp hai có thể thản nhiên đánh bạn, thản nhiên quay video clip tung lên mạng và những học sinh khác thì ngồi xem mà không phản ứng gì. Khi một xã hội mà những điều không tử tế, cái xấu, cái ác đã trở thành chuyện bình thường trong khi điều tử tế, cái đẹp, cái thiện dần trở thành hiếm hoi, bất bình thường thì đó là điều thực sự phải báo động đỏ từ lâu rồi.
Sự bạc nhược, cầu an
Khi phải sống chung quá lâu với những điều bất công phi lý, với các xấu cái ác đang tràn lan, và biết rằng có kêu thì cũng chẳng thay đổi được gì, số đông người Việt dường như đã chọn cho mình một “phương châm” sống an toàn, đó là mặc kệ, mọi chuyện đã có nhà nước lo, họ chỉ lo kiếm sống, lo cho bản thân và gia đình. Và điều đó tạo ra một căn bệnh khác cũng phổ biến không kém: sự bạc nhược, cầu an. Đối với đám đông này, đừng nói với họ về sự thối nát của chế độ, về gánh nặng nợ nần đang đổ lên đầu các thề hệ sau do việc vay nợ nước ngoài, việc mất đất mất biển và cả nguy cơ mất nước trong tương lai, việc các nước khác người dân được có những quyền gì cũng như nhu cầu tự do dân chủ trong nhân dân… Họ sẽ lảng tránh, sợ hãi, không tin, và tiếc thay con số này vẫn còn khá lớn. Chưa kể những kẻ mà quyền lợi gắn chặt với chế độ này và vẫn cố sống cố chết bênh vực cho chế độ này là không tính đến. Đó là lý do vì sao một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm và tội lớn đối với đất nước, với nhân dân trong suốt bao nhiêu năm qua như Đảng Cộng sản Việt Nam lại vẫn tiếp tục tồn tại.
Sự giả dối
Trong lịch sử giành chính quyền và giữ chính quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng rất nhiều “chiêu thức”, trong đó có sự dối trá, mỵ dân. Có thể nói sự dối trá, nói một đằng làm một nẻo là “chính sách” xuyên suốt trong đối nội cũng như đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay. Và từ bao nhiêu nay người dân Việt Nam đã phải sống trong một môi trường giả dối, từ khi còn đi học trẻ em Việt Nam đã phải học tin vào những điều giả dối cho đến khi trưởng thành nhìn xung quanh xã hội toàn những điều giả dối – bằng giả, hàng giả, chất lượng công trình và cả chất lượng tác phẩm văn hóa văn nghệ nhiều thứ cũng là giả… Và cũng như các căn bệnh đã kể trên, đến một lúc nào đó sự giả dối cũng trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội – người ta chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị ảo, giá trị giả bên ngoài và đánh giá nhau cũng bằng những cái bên ngoài đó như căn nhà, chiếc xe, áo quần, mảnh bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ “mua”… mà không xét đến giá trị thật bên trong của một con người.
Hoài nghi và mất lòng tin
Và khi phải ăn uống hít thở hàng ngày với một bầu không khí giả dối như vậy thì lẽ đương nhiên con người trở nên mất lòng tin, hoài nghi vào tất cả mọi thứ. Từ một nguyên nhân sâu xa nhất là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống lý luận chính trị Mácxít-Lêninnít, lý thuyết về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản… mà bao nhiêu năm nay Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn ra sức nhồi nhét vào đầu người dân, trong lúc chưa tìm ra được một hệ thống lý luận khác để thay thế (thật ra thì đã có sẵn những hệ thống lý luận của các nước dân chủ pháp quyền khác để mà học hỏi nhưng vấn đề là nhà nước Việt Nam không muốn học!), cùng với sự xuống cấp, tha hóa về mọi mặt trong đời sống đạo đức xã hội, khiến con người mất lòng tin và căn bệnh hoài nghi này cũng phổ biến không kém. Điều tai hại hơn là người ta không tin cả vào những điều tốt, sự tử tế.
Môi trường xã hội Việt Nam hiện nay là một môi trường mà cái ác cái thiện lẫn lộn, môi trường văn hóa nghệ thuật cũng vậy – cái đẹp cái xấu lẫn lộn, thật giả lẫn lộn, dễ làm cho con người, nhất là giới trẻ, bị nhiễu về mặt nhận thức, thẩm mỹ cho đến phương hướng, mục đích sống… không biết phân biệt, thẩm định hay dở, đúng sai. Xã hội cứ thế mà nhiễu loạn cả lên.
Và tất cả những căn bệnh đó như những tế bào ung thư đang tàn phá cả xã hội Việt Nam mà nếu không có một sự thay đổi toàn diện, triệt để về mặt thể chế chính trị thì mọi sự “sửa chữa” kiểu như thay tên Đảng, thay tên nước, thay đổi nhân sự này chính sách kia… cũng chỉ như những cố gắng vá víu tạm bợ, che chỗ này vá chỗ kia trên ngôi nhà đã thực sự mục ruỗng từ bên trong mà thôi.
© 2010 Song Chi

Chiến tranh VN: Quân ta giết quân mình, nội bộ anh em chém giết nhau, nội bộ dân tộc hận thù nhau

Ngày 30 tháng 4 lại đến. Tuần trước, tại cuộc họp Đông Nam Á (ASEAN), ông Nguyễn Tấn Dũng nhân danh chủ tịch luân lưu của khối này đã lên tiếng yêu cầu nhóm quân phiệt cầm quyền ở Miến Điện cần thực hiện ngay hòa hợp dân tộc và để cho mọi đảng chính trị tham gia cuộc bầu cử sắp đến.
Ở hải ngoại và trong nước, nhiều bà con ta kháo nhau theo câu nói dân gian: ông Nguyễn Tấn Dũng và nhóm cầm quyền hãy sờ lên gáy mình đã! Nói người hãy nghĩ đến ta.
Vì trong những năm từ 1968 đến 1973, tại cuộc hội đàm Paris, đại diện đảng CS không ngừng nói đến “hòa hợp hòa giải dân tộc”, “hóa giải thù hận”, “Bắc Nam là con dân một nước, sẽ sát cánh dựng xây đất nước”. Dân ta nghe bùi tai, hy vọng.
35 năm nay, lời hứa hòa hợp hòa giải dân tộc ấy vẫn còn là món nợ lưu cữu, món nợ toàn dân, dân ta ở miền Nam cũng như dân ta ở miền Bắc.
Mà đâu chỉ có một món quịt “hòa hợp và hòa giải dân tộc”. Còn món nợ đày đọa người thua trận, bỏ tù hàng chục vạn sỹ quan viên chức cũ không hề xét xử, làm cho biết bao người bị chết oan uổng trong tù, bao nhiêu gia đình tan vỡ, ly tán, dẫn đến 2 triệu dân bỏ nước do bị phân biệt đối xử, bao nhiêu sinh mạng chết trên biển cả, mà vẫn cứ ba hoa lấy được là chính sách sau 30 tháng 04 của họ là khoan hồng và nhân đạo!
Món nợ gây chết chóc, đau thương tang tóc cho hàng triệu gia đình, hàng triệu con người như vậy là không sao làm sống lại, hồi phục được. Mọi người yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản công khai thành khẩn xin lỗi toàn dân, và từ đó làm một số việc cần thiết phải đạo nhằm xoa dịu những đau thương chồng chất của đồng bào ta, như cùng toàn dân tổ chức một cuộc cầu nguyện, cầu siêu trong toàn quốc để tưởng nhớ chiến sỹ và đồng bào cả nước đả bỏ mình trong thời chiến, không phân biệt thuộc phiá nào; sửa sang mọi nghĩa trang, không phân biệt người chết từng thuộc bên nào; từ nay chủ trương không dung từ “ngụy quân, ngụy quyền” trong các văn kiện, sách giáo khoa; quan tâm đến nạn nhân chiến tranh, thương binh thuộc cả các bên tham chiến…
Lẽ ra những việc này được đưa ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc thì đẹp đẽ, xúc động bao nhiêu, nhưng chậm còn hơn không. Cuộc họp Quốc hội sắp tới có ai nêu lên được vấn đề này không ?
Đã đến lúc cần làm rồi. Một lời xin lỗi quá ư là cần rồi, không thể để chậm thêm một tháng, thêm một năm nữa.
Nhật hoàng đã xin lỗi nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á về tội ác chiến tranh của quân Nhật trong Thế chiến II. Giáo hoàng đã xin lỗi toàn thế giới vì đã cộng tác với tên phát xít Hitler (ct: Hội đồng Giám mục Đức thì đúng hơn. TDNL). Tổng thống Nga đã xin lỗi nhân dân Ba Lan về cuộc tàn sát hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong khu rừng Katyn năm 1939 theo lệnh của Stalin.
Xin lỗi là một nếp xử sự văn minh. Đi đường đụng phải người khác đã cần xin lỗi, huống gì là gây chết, đau thương cho hàng triệu triệu con người. Huống gì xin lỗi ở nước ta lúc này là đạo lý, là hàn gắn chia rẽ dân tộc, là kêu gọi, đề xướng thương yêu thật lòng trên tình anh chị em ruột thịt, bỏ qua cho nhau những sai lầm trong quá khứ, để cùng nhau cố kết dân tộc trước đại họa của kẻ bành trướng ngoại xâm. Hòa hợp dân tộc là nước cờ chính trị thông minh, tuyệt vời để nhân lên nội lực dân tộc về sức người, sức của, kiến thức, kinh nghiệm… nhằm xây dựng Tổ quốc phồn vinh cho toàn dân mau chung hưởng.
Tình hình quả đã chín, vì lòng dân đang đòi hỏi cấp bách. Có bao nhiêu là chỉ dấu cho thấy lòng dân trong nước đã động, và động mạnh. Luật sư Cù Huy Hà Vũ lên tiếng yêu cầu toàn dân ghi công hơn 70 binh sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh cuối năm 1974 để bảo vệ đảo Hoàng Sa trước quân xâm lược Trung Quốc, sau khi ông đưa đơn kiện thủ tướng Nguyễn tấn Dũng về sai lầm ra quyết định khai thác quy mô lớn mỏ bôxít khi chưa có ý kiến của quốc hội, theo dụ dỗ của bọn bành trướng, gây thảm họa cho đất nước.
Về quần đảo Hoàng Sa bị đánh chiếm 36 năm trước, không còn người Việt chân chính nào có thể chấp nhận lời giải thích hồi ấy của cơ quan tuyên giáo trung ương Cộng sản: “Các đồng chí yên tâm. Hoàng Sa trong tay Quân Giải phóng Trung Quốc anh em của ta là tin đáng mừng. Còn hơn là nằm trong tay bọn Mỹ - Ngụy, kẻ thù không đội trời chung của chúng ta”. Não trạng của lãnh đạo CS hồi ấy là thế! Lãnh đạo thời nay vẫn như thế. Nhưng nhân dân lúc này đã mở mắt không còn chịu nổi nữa.
Hồi ấy, ở mọi cơ quan chính quyền, từ xã lên huyện tỉnh, lên đến trung ương đều phải treo ảnh Mác, Lênin, Stalin, Mao to đùng, trên cao nhất. Hàng dưới, nhỏ hơn mới là ảnh ông Hồ.
Cán bộ đi Moscow, Bắc Kinh được lãnh đạo, tuyên huấn đảng huênh hoang bảo là được đi “Thủ đô phe ta” đấy! Một thời ấu trĩ, lầm lẫn. Nay lãnh đạo vẫn giữ kiểu não trạng ấy đối với Bắc Kinh, nhưng người dân và cả đảng viên CS ở cơ sở bịt mũi, không ngửi được!
Nhận thức của người dân thường thời mở cửa hội nhập thay đổi nhanh, mạnh, sâu, trước cả lãnh đạo. Đó là cái linh tính bén nhạy tinh tế của quần chúng, không diễn giải được mà sâu đậm vô cùng.
Nhân dịp 30-4 năm nay, nhà thơ - chiến sỹ Nguyễn Thái Sơn đưa ra một trường ca bi hùng «Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm» nói lên số phận bi đát của dân ta, phụ nữ ta, trai tráng ta ở cả 2 miền bị xô đẩy vào cuộc nội chiến đẫm máu dai dẳng. Anh em ruột thịt mà giết nhau hăng say, có khi thích thú «như mở hội», bên kia chết càng nhiều thì bên này được phong anh hùng, khoe trên mặt báo, tới tấp được huân chương. Nhìn lại cả một thời lầm lỡ, ngu dại, bị một học thuyết bất nhân thúc đầy, sùng bái bạo lực, kích động căm thù giai cấp, cổ vũ nội chiến dân tộc.
Nhà thơ viết về cái chết của người lính của cả 2 bên: “Không ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử. Dễ như người lính. Nhanh như người lính. Nhiều như người lính. Đương nhiên. Mặc nhiên. Tất nhiên. Hồn nhiên như lính. Từ nòng súng người lính bên kia sang trái tim người lính bên này, đạn bay chỉ mấy phần nghìn giây”
Nhà thơ đau xót trước thảm cảnh hai bên đều là người Việt, nói tiếng Việt: “Người Việt thắng trận huy hoàng. Bại trận. Cũng là người Việt. Người chết dù phía nào Mẹ Việt Nam vẫn phải nhận nỗi đau chết chóc! Năm Nhâm Tý bảy hai. Máu binh sỹ Sài Gòn. Máu quân Giải phóng. Đỏ sông Thạch Hãn. Ướt sũng gạch vụn cổ thành”
Trường ca Chín Khúc Tưởng Niệm là lời kêu gọi tha thiết hãy nhận ra bi kịch của chiến tranh quân ta giết quân mình, nội bộ anh em chém giết nhau, nội bộ dân tộc hận thù nhau, mãi không hòa giải, vậy để đến bao giờ nữa mới nhìn nhận ra nhau là anh em ruột thịt?
Người lãnh đạo phải nhìn xa trông rộng, có viễn kiến, việc tốt mà khó cũng quyết tâm vượt khó mà làm, thuyết phục người chưa thông suốt. Kẻ không chịu thông suốt chỉ vì vị kỷ lại càng cần thuyết phục. Cần thấy cái đạo lý gắn bó dân tộc là thiêng liêng, cái lợi ích hòa hợp dân tộc là lợi ích cực kỳ lớn lao bền vững, toàn xã hội được lợi về mọi mặt, là một cuộc thay đổi tận gốc lịch sử, nội lực dân tộc trong ngoài nước bật dậy, sỹ nông công thương binh khoác vai nhau, kinh thượng chan hòa, lương Giáo, Phật, Cao đài, Hòa hảo chung lòng yêu nước làm việc thiện, đẩy lùi điều ác, lòng tham, thói vị kỷ, tệ tham nhũng.
Lãnh đạo hãy lắng nghe và hãy suy nghĩ, bàn luận cho sâu, đắn đo cho chin, cân nhắc cho đến nơi đến chốn. Đừng vội chủ quan, chớ theo nếp bịt tai, bịt mắt, vội chụp mũ là những ý xây dựng trên đây là do động cơ bất mãn, bị kẻ phản động xui dại, bị đế quốc lợi dụng…

SAM HỐI LA PHƯƠNG CACH DUY NHẤT XOA NGAY TANG THƯƠNG 30.4

Nhân ngày 30-04, ngày tang thương của dân tộc, Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hóa đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, viết bài “Sám hối là phương cách duy nhất xóa ngày tang thương 30-04” gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến.
Sau đây là toàn văn bài viết của Thượng tọa Thích Viên Định :
SAM HỐI LA PHƯƠNG CACH DUY NHẤT XOA NGAY TANG THƯƠNG 30.4
Trong một thế giới đầy xung động luôn có những sự tranh chấp. Có nhiều phương cách để giải quyết các cuộc tranh chấp. Thời kỳ hoang dã, hai bên thường giải quyết bằng bạo động; thế giới văn minh các bên có khuynh hướng giải quyết bằng thương thảo ôn hoà. Cùng bị chia đôi đất nước vì khác nhau ý thức hệ, nhưng 3 đảng Cộng sản của 3 nước đã có 3 cách hành động khác nhau. Cộng sản Đông Đức thì bắt tay, thương thảo với Tây Đức để thống nhất đất nước trong hoà bình. Cộng sản Bắc Việt lại gây chiến tranh, huynh đệ tương tàn đến khi có kẻ thắng, người thua mới chịu thôi. Cộng sản Triều Tiên lại khác nữa, cứ để phần ai bên đó giữ, đợi xem rốt cuộc ai đúng ai sai, hạ hồi phân giải. Việt Nam thì khen Việt Nam anh hùng, vì thắng Mỹ, thắng Pháp; Thái Lan lại khen Thái Lan anh hùng vì tránh được cuộc chiến tranh đối đầu với phương Tây. Không biết ai đúng, ai sai, ai mới thật sự anh hùng? Ai gây tội ác với dân tộc?
Ông Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Cộng sản Việt Nam, người có một phần trách nhiệm trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam, khi về già, ông đã có những nhận định rất khác lạ, nhưng nghe có vẻ chân thành, Ông nói rằng: “Trong chiến thắng 30-4-1975, nếu có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn…”. Có lẽ, như cổ nhân thường nói: “Nhân tương tử kỳ ngôn dã thiện, điểu tương tử kỳ minh dã ai”, con người sắp chết, lời nói thật thà, con chim sắp chết, tiếng kêu thê lương. Có lẽ cuối đời, ông muốn quay trở về với ông bà, tổ tiên, không muốn đi theo Mác-Lênin nữa, vì ông đã thấy ra rằng, chủ thuyết Mác-Lênin đã sai lầm, nên thẳng thắn, mạnh dạn, dám nói lên sự thật, giống như ông Gorbachev đã can đảm thú nhận rằng: “Chủ nghĩa Cộng sản mà tôi (Gorbachev) phục vụ gần cả đời người, toàn là tuyên truyền lừa bịp. Người Cộng sản chúng tôi tin dùng những điều gian dối để che giấu sự thật”. Theo lời ông Võ Văn Kiệt thì tuy cuộc chiến kết thúc nhưng chỉ có người dân nửa nước là vui mừng, còn một nửa lại đau khổ. Ông Võ văn Kiệt, một đảng viên Cộng sản cao cấp, có công lớn trong cuộc chiến, làm đến chức Thủ tướng, là kẻ chiến thắng, nhưng ông đã nói như vậy, thì không một ai trong hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay, có thể nói gì khác được. Thật vậy, chẳng có cuộc chiến tranh nào mà không gây điêu tàn cho đất nước đó, chẳng có cuộc chiến tranh nào mà không mang đến đau thương cho những người dân vô tội. Cuộc chiến Bắc Nam lại kéo dài gần 21 năm trời, tiêu tốn không biết bao nhiêu xương máu của binh lính hai bên, của đồng bào vô tội. Tổng kết gần 10 triệu người chết, nhà cửa tan hoang, ruộng vườn đổ nát, đất nước điêu tàn, dân tình ly tán… Cái hậu quả đau thương mất mát của dân tộc, đã kéo dài từ đó đến nay chưa dứt, không biết đến bao giờ mới hàn gắn được, chứng tỏ cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, do Cộng sản Bắc Việt gây ra, rõ ràng là sai lầm và thất đức. Nếu chỉ vì người dân một nửa nước vui mà lại gây cho nửa nước buồn, thì chi bằng bắt chước Cộng sản Triều Tiên, phần ai nấy giữ, có hay hơn không? Hay tốt nhất là bắt chước Cộng sản Đông Đức, bắt tay với Tây Đức, thống nhất đất nước trong hoà bình thì vui đẹp biết chừng nào!
Ai đã gây ra tội ác này? Ai là người phải chịu trách nhiệm? Ai là kẻ có tội với tổ quốc, với dân tộc Việt Nam?
Sau chiến thắng, 30-4-1975, về kinh tế thì Nhà cầm quyền Cộng sản đã áp dụng chủ thuyết vô sản Mác-Lênin để “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã hội Chủ nghĩa”. Ở miền quê thì quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân đem gom vô hợp tác xã. Ở thành thị lại chủ trương đánh công thương nghiệp. Nhà máy, công ty, cửa hàng buôn bán của tư nhân đều bị trưng thu. Tiền bạc bị đổi theo chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ được 200 đồng. Trong phút chốc, toàn dân trên cả nước đều trở thành vô sản. Chủ trương chuyên chính vô sản thiếu cạnh tranh nên không kích thích được nhu cầu phát triển khiến nền kinh tế cả nước dần đi đến kiệt quệ. Dân chúng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đau bệnh không thuốc thang, lại thêm chế độ hộ khẩu, công an trị… cuộc sống mất tự do, đau khổ, cơ hàn như địa ngục. Đến nỗi, năm 1986, Cộng sản đã phải khẩn cấp thay đổi chính sách: “Đổi mới hay là chết”.
Về chính trị thì với tư tưởng hận thù, Nhà cầm quyền đã bắt giam hàng triệu sĩ quan, công chức của Việt Nam Cộng hoà vào trại “tù cải tạo”. Qui chế trong trại tù lại tuân theo chỉ thị khắc khe tàn ác của Thủ tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng: “Chúng gây tội ác với dân tộc, cho chúng ăn ít, bắt chúng làm nhiều, đó là nhân đạo lắm rồi”. Vì bị đối xử tàn bạo, dã man nên không biết bao nhiêu quan chức chế độ cũ phải bị bệnh tật, chết chóc, trong các trại tù ở nơi rừng sâu, nước độc. Nhiều người phải liều mạng vượt biên, bằng ghe, bằng thuyền, băng rừng vượt biển cố thoát ra nước ngoài. Lớp chết trên rừng, lớp chết dưới sông, lớp bỏ mình ngoài biển cả, làm mồi cho chim cá… Thật là một giai đoạn đau khổ cùng cực cho dân tộc. Trong lịch sử Việt Nam chưa có thời nào như vậy. Cho đến nay, xã hội vẫn tiếp tục xuống cấp, các tệ nạn trộm cắp, bài bạc, xì ke ma tuý, tham nhũng hối lộ nhiều vô kể. Văn hoá suy đồi, đạo đức băng hoại…
Ai đã gây ra cảnh tượng đau thương này cho dân tộc? Ai mới thật sự là kẻ có tội với tổ quốc, có tội với nhân dân?
Năm 1861-1865, Hoa Kỳ cũng có một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc về vấn đề giải phóng nô lệ. Miền Bắc cũng thắng, Miền nam cũng thua và phải đầu hàng. Sau khi thảo luận giải quyết vấn đề giải giáp cho binh sĩ, hai bên cùng đồng ý rằng, sĩ quan miền Nam vẫn tiếp tục giữ nguyên cấp bực, còn binh lính miền Nam, ai muốn về nhà với gia đình thì về, ai muốn tiếp tục binh nghiệp, thì gia nhập vào binh đoàn miền Bắc. Không có trại cải tạo, không có trại tù. Nghĩa trang chôn chung binh sĩ hai miền, binh lính tôn trọng lẫn nhau. Đó mới là hoà bình, đó mới là thống nhất, thật đẹp đẽ biết bao.
Hơn cả thế kỷ trước mà Hoa Kỳ đã văn minh như thế. Vậy mà ngày nay, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn sống trong tư tưởng hận thù như thời kỳ man dã. Tại sao Cộng sản Việt Nam biết sao chép bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, như lời ông Bill Clinton, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã nói, nhưng lại không biết bắt chước cách đối xử hoà bình, thương yêu và bao dung cho nhau, như tướng Grant và tướng Lee của hai miền Nam, Bắc Hoa Kỳ đã làm sau khi cuộc nội chiến chấm dứt?
Ông Võ Văn Kiệt còn nói, “Yêu nước cũng có nhiều cách yêu nước”. Không phải như lời tuyên truyền nhồi sọ của Nhà cầm quyền Cộng sản rằng, “yêu nước là yêu Xã hội chủ nghĩa.” Ngày nay chỉ còn vài nước theo Xã hội chủ nghĩa, vậy người dân của hàng trăm nước theo chế độ tự do, dân chủ trên thế giới thì không biết yêu nước hay sao? Các Nhà cầm quyền độc tài đã lợi dụng vấn đề yêu nước như một phương tiện để khủng bố, đàn áp người dân, quyết giữ độc quyền lãnh đạo, vì quyền lợi của bè đảng phe nhóm riêng tư.
Có nhiều cách để giải quyết vấn đề khác biệt về lập trường và tư tưởng. Nhất là đối với người dân trong một nước. Cùng là đồng bào, cùng là bà con, thân thuộc với nhau, tại sao lại phải tương tàn, tương sát nhau chỉ để giải quyết vấn đề tư bản và Cộng sản mà phải gây ra bao khổ đau, tan nát? Thật là một sự vọng động và sai lầm quá lớn!
Ngày 30-4-1975, ngày chấm dứt chiến tranh hai miền Nam Bắc, lẽ ra là một ngày vui, lại trở thành một ngày buồn, ngày đất nước rơi vào thời kỳ tăm tối, gia đình ly tán, quê hương tan nát, dân tộc chia lìa. Ngày chấm dứt chiến tranh lại là ngày đất nước rơi vào thể chế độc tài độc đảng theo chủ thuyết ngoại lai sai lầm làm cho nhân dân mất hết tự do, dân chủ, nhân quyền như thời kỳ phong kiến, thực dân, hoang dã. Bạo lực chỉ thâu tóm được đất nước nhưng không thống nhất được lòng người.
Nhu cầu tự do, dân chủ và hoà bình là nhu cầu chung cho mọi người trên thế giới. Đã bước qua thế kỷ 21, một thế kỷ mà các nước trên thế giới đang hướng đến tự do và phát triển về mọi mặt, vậy mà người dân Việt Nam vẫn sống bên lề xã hội văn minh. Việt Nam không có các quyền tự do tôn giáo, báo chí, đi lại, cư trú, lập hội… như qui định trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Về vấn đề này, Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang, từ năm 2000, lúc còn bị lưu đày ở Quảng Ngãi, Ngài đã viết thư yêu cầu Nhà cầm quyền Cộng sản: “Hãy lấy ngày 30-4-1975 làm ngày Sám hối và Chúc sinh toàn quốc” Ngài đòi hỏi: “Hãy trả Nhân quyền lại cho người sống và Linh quyền cho người chết”. Nếu được như vậy thì mới thật sự thống nhất đất nước, thống nhất lòng người, nhân dân được đầy đủ quyền tự do, dân chủ, tiếp đến sẽ đoàn kết dân tộc, cùng nhau chống ngoại xâm để cứu nước thoát khỏi nạn bành trướng Đại Hán nguy cấp hiện nay.
Thích Viên Định

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009

LANH DAO CONG SAN THANH TRUNG LAN NHAU

NHỮNG BẠO CHÚA BỊ ÐÀN EM GIẾT VÀO LÚC CUỐI ÐỜI
Bạo chúa là những kẻ lúc cầm quyền đã giết quá nhiều người. Có bạo chúa ngày xưa chết già nhưng vì chết trên đường đi nên khi đem về triều đình để an táng thì thân thể cũng đã sình thối trước khi đem chôn. Ðó là trường hợp của bạo chúa Tần thủy Hoàng. Riêng hai bạo chúa tân thời Pol Pot của xứ Kampuchia và bạo chúa Hồ chí Minh của Việt nam đều do đàn em giết chết. Do những nhân chứng tiết lộ và do sự suy luận của những chuyên viên am tường về chính trị, dần dà cái chết của hai bạo chúa Pol Pot và Hồ chí Minh được mang ra ánh sáng. Cả hai đều chết một cách đau đớn thảm khốc như hàng triệu nạn nhân do hai ông gây nên. Âu đó là định luật nhận quả. Giết người để rồi bị người giết. Nhìn lại cái chết của hai bạo chúa này để thấy cái nghiệp báo đeo đẳng vào kiếp người. Ðừng nghĩ là khi đừng ở vai trò lãnh đạo muốn giết ai thì giết, để rồi đến phiên mình bị đàn em thanh toán bằng những phương cách tàn bạo dã man nhất để kết liễu mạng sống lúc cuối đời.
Cách đây chừng một tuần, một bài báo của các bác sĩ Việt nam trong nước gây chấn động khắp nơi trong và ngoài nước. Bài báo nhan đề “Một nghiên cứu khoa học về Hồ chí Minh“ ( Có thể vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào hàng chữ: nsvietnamonline để đọc bài báo này). Các bác sĩ ở Hà Nội đã đựa vào những kiến thức chuyên môn y khoa để khẳng định Hồ chí Minh chết vì bị đầu độc chứ không chết vì bệnh hoạn hay già nua như nhà nước Cộng sản đã công bố trong mấy mươi năm qua. Thường thường khi muốn giết một người và tránh sự nghi ngờ, Cộng sản thường loan tin người đó bị bệnh “ nhồi máu cơ tim” hay “ tai biến mạch máu não “!
Trường hợp của Hồ chí Minh thì khi Bộ chính trị, nói cụ thể là Lê Duẩn, muốn giết Hồ chí Minh bằng con đường đầu độc thông qua các bác sĩ trị liệu và gán cho Hồ chí Minh chết vì bệnh “ nhồi máu cơ tim”. Kịch bản giết Hồ chí Minh dù khéo léo đến đâu rồi cũng có ngày phơi bày ra ánh sáng vì những sự vô lý, sơ hở, hớ hênh trong diễn tiến sự việc mà Bộ chính trị vô tình để lộ qua sự trình bày của báo chí và phim ảnh .
Hãy nghe các bác sĩ ở Hà Nội ( ttbsvn@gmail.com ) trình bày diễn tiến đầu độc Hồ chí Minh bằng chất độc như sau trong bài viết:
Người ta đã dùng thuốc gì để giết Bác ?
Việc này đối với những kẻ có kiến thức và có dã tâm thì rất dễ dàng: Bác sĩ tim mạch biết rất rõ tất cả các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thì đều có thể làm loạn nhịp tim. ( Nói dể hiểu là nếu tim loạn nhịp mà dùng đúng liều thì sẽ hết loạn nhịp, còn dùng không đúng liều thì sẽ loạn nhịp nặng hơn. Nếu tim bình thường mà dùng những thuốc này thì sẽ sinh ra,,loạn nhịp, dùngliều cao thì sẽ tử vong). Vì vậy những kẻ này có thể làm cho nạn nhân thấy mệt bất cứ lúc nào chúng muốn và khi giờ G đã đến thì tăng liều thế là xong. ( Ðối với thuốc tim mạch thì chỉ cần dùng liều gấp đôi là cũng có thể tử vong rồi, vì liều dùng trong tim mạch đòi hỏi thật chính xác).
…..Những ngày trước đó người ta dùng kháng sinh Ta-tô-pen cho Bác( Bác bị viêm phế quản). Bệnh của Bác đang đỡ dần sao tự nhiên lại đòi kháng sinh? Mà lại là loại kháng sinh có “ tiền án hình sự “ gây sốc.
Vấn đề là người ta muốn đổ tội cho cái thứ kháng sinh này thôi, và cũng lưu ý là không phải lúc nào nó cũng gây sốc. Thực chất ống Pê-lê-xi-lin đã được thay ruột bằng thuốc chống loạn nhịp tim như đã nói trên.
Ngay như cuốn sổ tay của Võ nguyên Giáp cũng bắt đầu từ ngày 24/8/1969, là ngày khởi sự của tội ác.
Trong cuốn sổ tay, Ðại tướng Võ nguyên Giáp có ghi rõ từng ngày: 24-8 trở đi, Bác mệt nặng. 26-8: Khi vào thăm, giơ tay chào, Bác chào lại rồi bảo, “ Chú về nghỉ ..” Hàng ngày Bác vẫn hỏi, “ Hôm này miền Nam đánh thắng đâu?”
http://www.tapchicongnghiep.vn/sodau..7/9/17077.ttvn
Ðây cũng là một sự chuẩn bị của Bộ chính trị, bao nhiêu ngày không viết nhật ký vào thăm Bác, nay lại bày đặt ghi nhật ký, vì muốn nhấn mạnh ý Bác chết là do bệnh nặng mà thôi, và cũng là cách phòng tránh sự nghi ngờ của mọi người, ( Nhật ký này cũng được làm 9 ngày trước khi Bác chết.)
Tội nghiệp cho ông Vũ Kỳ và các nhân chứng. Các bác sĩ bảo sao thì nghe vậy:
“ Trong quá trình chữa bệnh, có một điều đặc biệt là cơn đau tim đến dồn dập liên tiếp nhưng Bác không rên. Bác nằm yên và nhắm mắt…”
Bác nằm yên thì làm sao ông Vũ Kỳ biết là cơn đau đến dồn dập ???Ở đây chúng tôi thấy ông Vũ Kỳ cũng hiểu ra chuyện. Hình như ông muốn nói điều gì đó nhưng không thể ! Ông đã để lại một chìa khóa quan trọng để lật mặt đảng CSVN
Một nguyên tắc nữa trong điều trị nhồi máu cơ tim là bệnh nhân phải nằm nghỉ tuyệt đối, nhất là khi bệnh nặng, thậm chí việc đi cầu, đi tiểu cũng phải làm tại giường mà phải dùng loại bô nằm, hoặc là lót giấy cho bệnh nhân, bệnh nhân không được ngồi dậy, và bệnh nhân nặng thì tuyệt đối không được ăn, các bác sĩ sẽ nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, đơn giản nhất là truyền glucose ( đường). Ðúng là người ta muốn giết Bác rồi.
Cần phải nói rõ ở đây kẻ chủ mưu giết Hồ chí Minh chính là Lê Duẩn. Có thể có sự toa rập của Lê đức Thọ, vốn cũng có ác cảm với Hồ. Còn Trường Chinh, Phạm văn Ðồng và Võ nguyên Giáp hoàn toàn không có liên can gì đến chuyện đầu độc giết Hồ.
Câu hỏi đặt ra ở đây là Hồ có biết được âm mưu đầu độc Hồ hay không? Câu trả lời là có. Xin chứng minh cụ thể như sau
Ngay từ năm 2003, tôi có viết hai bài “ Bí ẩn chung quanh chuyện Hồ chí Minh bị thất sũng lúc cuối đời “ và “ Một cách lý giải về chuyện Hồ chí Minh bị mất quyền lực trong những năm cuối đời “ ( Ðộc giả có thể vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng để đọc hai bài này). Trong hai bài này tôi có nêu rõ chuyện Lê đức Thọ ăn hiếp tàn tệ Hồ chí minh trong một buổi họp và có đưa ra di chúc thống thiết Hồ chí Minh viết ngày 14 tháng 8 năm 1969. Tôi có kể thêm chuyện Lê Duẩn, Lê đức Thọ âm mưu giết Hồ bằng tai nạn máy bay khi Hồ cùng người hầu cận Vũ Kỳ trở về Hà Nội từ Trung Quốc năm 1968 dựa trên một bài báo của Sơn Tùng thuật lại cuộc nói chuyện của người hầu cận của Hồ chí Minh là Vũ Kỳ. Vũ Kỳ kể lại câu chuyện một cách khôn khéo để người đọc rút ra kết luận là Duẩn, Thọ âm mưu tạo dựng tai nạn máy bay để giết Hồ. Nhà văn Sơn Tùng ( một người có 10 đầu sách viết về Hồ chí Minh)cũng có nói đến âm mưu đó, nhưng không dám nói huỵch toẹt ra mà dành sự kết luận cho người nghe, người đọc. Cho dù khi Vũ Kỳ kể chuyện khi Lê Duẩn và Lê đức Thọ đã qua đời nhưng chế độ Cộng sản vẫn còn đó. Không thể nói toạc móng heo trắng trợn âm mưu giết Hồ chí Minh của Duẩn, Thọ trên báo chí Cộng sản trong nước được mà phải dùng cách kể chuyện cực kỳ khôn khéo, đưa ra những sự kiện và dành sự suy luận cho người đọc. Chiếc máy bay chở Chủ tịch nước Hồ chí Minh không liên lạc được bằng vô tuyến với sân bay bên dưới là một chuyện vô lý cùng cực. Nên nhớ là trời lúc đó không hề có giông bão nên không có lý do gì để cho vô tuyến bị trục trặc cả ! Chỉ có một cách giải thích duy nhất là bên dưới tắt máy không muốn liên lạc để phi cơ gây ra tai nạn ( lệnh tắt máy liên lạc chắc chắn đến từ Lê Duẩn ).
Không giết được Hồ bằng tai nạn phi cơ năm 1968 thì đám Duẩn, Thọ quyết định dùng thuốc độc để giết Hồ năm 1969 và ngụy tạo như là một thứ bệnh hoạn gây tử thương cho Hồ bằng một kịch bản giết người khéo léo để che mắt thế gian,, Mặc dù Duẩn, Thọ đã tước hết quyền lực của Hồ chí Minh từ lâu nhưng uy tín của Hồ trước mặt nhân dân còn quá lớn nên phải bức tử Hồ cho tiện sổ sách.
Sử gia Pháp Pierre Brocheux đã nói chuyện Hồ mất quyền lực như sau trong bài phỏng vấn với BBC vào tháng 10 năm 2003, “ Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng. Vì thế cuốn sách của tôi còn có một tựa đề nữa là “ Hồ chí minh, một nhà cách mạng biến thành một biểu tượng “. Ý tôi muốn nói ông bị người ta biến thành một biểu tượng không có quyền, một biểu tượng yếu về quyền lực,”
Nhưng dù có khéo cách mấy cũng lòi ra những hớ hênh, sơ hở để ngày hôm nay một số bác sĩ ở Hà Nội viết bài phân tích và lý luận tỉ mỉ về chuyện Hồ chí Minh đã bị đầu độc chết như thế nào căn cứ vào những nghịch lý, sơ sót nằm trong những bài viết và phim ảnh về Hồ chí Minh trong những ngày cuối đời.
Ngay trong chúc thư ngày 14 tháng 8 năm 1969, Hồ chí Minh đã tiết lộ chuyện đầu độc ông đã xảy ra, “ Tôi đã già rồi, râu tóc đã bạc mà còn phải sang trong canûh tù giam lỏng, cứ nghĩ đến điều này làm tôi ứa nước mắt. Họ đã không giết tôi nhưng sai ông Bác sĩ Tôn thất Tùng cho tôi uống thuốc độc để tôi không thể đi đâu được nữa, mà ũng không thể tiếp xúc với những người mà tôi muốn tiếp xúc. Tôi chưa chết ngay, nhưng là chết dần, chết mòn, ở biệt lập một nơi để đợi ngày tắt thở.”
Nếu Hồ chí Minh bị đầu độc chết thì tại sao Lê Duẩn lại để ông chết vào ngày 2 tháng 9, để rồi phải nói dối với toàn dân là ông chết ngày 3 tháng 9. Vì ngày 2 tháng 9 là ngày quốc khánh, chủ tịch nước chết coi như là quốc tang. Ngày quốc tang lại trùng vào ngày quốc khánh đã làm cho Hà Nội khó chịu nên phải công bố ông chết trễ một ngày. Trong cuốn hồi ký của Giáo sư Nguyễn đăng Mạnh đã có một cách giải thích lý thú về chuyện tại sao Hồ chí Minh lại chết vào ngày 2 tháng 9 như sau :
“ Cuối cùng là ngày sinh và ngày mất của Hồ chí Minh . Ngày sinh cũng do ông tự đặt ra, ai cũng biết rồi. Còn ngày mất? Ðúng cái ngày ông đọc Tuyên ngôn độc lập ( 2/9)
Theo Hoàng ngọc Hiến, ông Hồ chủ động chết váo cái ngày lịch sử ấy. Ông ấy đáo để lắm đấy ! Một người quyết lấy lại họ Hồ là dòng máu thật của mình (Hồ sĩ Tạo) thì cũng có thể quyết chết vào đúng ngày sinh của cả nước, ngày mà ông đọc Tuyên ngôn độc lập.
_ Nhưng chủ động chết làm sao được khi người ta luôn chầu chực quanh mình- Tôi cãi lại Hiến
_ Thì cũng có lúc người ta ra ngoài chứ. Lúc ấy chỉ cần dứt hết những dây dợ của cái ống thở oxy là chết luôn chứ sao! Hiến khẳng định thế. Một phán đoán không phải là không có lý !
Hà Nội ngày 6/7/2006)0
( Trích Hồi ký Nguyễn đăng Mạnh trang 131)
Nguyễn đăng Mạnh suy luận cho rằng ông Hồ chủ động chết vào ngày 2 tháng 9 năm 1969 vì tính khí ông Hồ đáo để. Nói như vậy là còn hụt hẫng và chưa đủ sức thuyết phục công luận. Dĩ nhiên cũng có thể ông Hồ chết vào ngày Quốc khánh là do ngẫu nhiên chứ không do ông chủ động.
Phải nhớ một điều là Lê Duẩn điều động một tập hợp một số bác sĩ và y tá đầu độc Hồ nhưng nên nhớ là bao cặp mắt đều soi mói vào con người Hồ đang nằm trên giường. Thuốc độc phải để ngấm từ từ, không thể chích một mũi thuốc độc cho Hồ chết ngay như người ta dùng ống chích thuốc độc để chấm dứt sinh mạng tử tội trong vòng vài phút như vẫn làm ở nước Mỹ. Ðám Lê Duẩn vừa tìm cách giết Hồ vừa tìm cách đóng kịch với nhân dân Việt Nam và thế giới là đang tìm đủ mọi cách để chữa cho Hồ khỏi bệnh. Và Lê Duẩn đã lừa được mọi người trong và ngoài nước trong 40 năm nay là làm cho người ta tin Hồ chết vì bệnh hoạn tuổi già.
Có thể tạm suy luận như thế này. Hồ đã nhìn và hiểu rõ âm mưu đầu độc ông chết một hai tuần trước khi ông bị bức tử. Ông chủ động chết vào ngày 2 tháng 9 là một cú chơi khăm cuối đời nhắm vào bọn người giết ông. Cú chơi khăm độc đáo này đã có kết quả là chính quyền Cộng sản phải công bố sai ngày chết của ông là ngày 3 tháng 9 thay vì 2 tháng 9. Sau này đứng trước sự thật lên tiếng của quá nhiều nhân chứng, chính quyền Cộng sàn Việt nam đành phải nhìn nhận là Hồ chí Minh chết ngày 2 tháng 9. Hồ chí Minh đã thắng trong cuộc đấu trí cuối đời với bọn đàn em đầu độc giết ông vì chúng phải lấn cấn trong chuyện tổ chức quốc tang cho ông là chủ tịch nước vào ngày quốc khánh của quốc gia !!!
Cái chết của Hồ là một cái chết đau đớn như cái chết của trăm ngàn nạn nhân trong vụ cải cách ruộng đất do ông chủ xướng. Ông gây nhân tàn bạo để rồi gặt lấy quả bạo tàn. Ông bị chính những đồng chí đàn em của ông là Lê Duẩn và Lê đức Thọ giết bằng cách đầu độc.
Sau khi liên minh Lê Duẩn và Lê đức Thọ dứt điểm đối tượng gai mắt Hồ chí Minh rồi thì sau này Lê đức Thọ gây gỗ và ra tay giết Trường Chinh vì tranh giành ngôi vị Tổng bí thư sau khi Lê Duẩn qua đời.
Nhà văn Vũ thư Hiên đã suy luận về cái chết của Trường Chinh như sau :
“ Giận dữ và hồ thẹn thấy mưu đồ chiếm ngôi vị cao nhất không thành, theo cách không ăn thì đạp đổ, Lê đức Thọ nằng nặc đòi quyền Tống bí thư Trường Chinh phải từ bỏ ý định tranh cứ, viện cớ cả hai đã cao tuổi, không nên tham gia triều chính nữa. Nếu Trường Chinh ứng cử, thất bại của Thọ sẽ không chỉ đáng buồn mà là bi kịch, Nó sẽ là mối nhục không bao giờ gột sạch của con người uy phong lẫm liệt một thời. Tuân lệnh Lê đức Thọ, Phạm văn Ðồng năm lần bảy lượt đến tận nhà Trường Chinh, có hôm từ tinh mơ, thuyết phục ông thôi không tranh cử nữa. “ Nếu anh cứ tranh cử thì sẽ nổ ra xung đột nội bộ. Ðảng ta tan nát mất “, nước mắt nước mũi giàn giụa Phạm văn Ðồng vật nài. Cuối cùng Trường Chinh đồng ý, Ông hiểu câu nói của Phạm văn Ðồng là lời nhắn gửi nghiêm túc của Lê đức Thọ. Không phải vì lo Ðảng tan nát mà Trường Chinh đồng ý, ông lo nếu không nghe lời Thọ thì chính ông sẽ tan nát. Con người như Lê đức Thọ sẵn sàng làm tất cả khi cay cú ..
( Hồi ký “ Ðêm giữa ban ngày “ của Vũ thư Hiên trang 293, 294”)
Trường Chinh sau khi rút lui khỏi cuộc đọ sức với Lê đức Thọ vào chân tổng bí thư, buồn bã ngồi nhà. Ông qua đời vì chấn thương não trong một cú ngã ở cầu thang. Có tin ông bị Lê đức Thọ sai tên bảo vệ ông, người cuả Trần quốc Hoàn, hạ sát. Tên này lẽ ra phải đi sát ông từng bước, nhưng đã để ông ngã khi có một mình, Vết thương ở gáy có thể do mép bậc thang gây ra, mà cũng có thể do một vật bằng gỗ khác đập vào.
( Hồi ký “ Ðêm giữa ban ngày “ của Vũ thư Hiên trang 761)
Phải nhận thấy Vũ thư Hiên đưa ra một nhận định khá táo bạo khi suy luận rằng Lê đức Thọ cho người đến giết Trường Chinh, nhưng không phải là không có lý.
Trong một cuốn sách của Bùi Tín có để một tấm hinh chụp của Trường Chinh đến thăm đám nhà báo Bùi Tín . Trong ảnh Trường Chinh tươi cười khỏe khoắn. Bùi Tín ghi chú là 2 ngày sau khi chụp tấm ảnh này, Trường Chinh qua đời. Lý do qua đời đột ngột lại càng cho thấy Trường Chinh chết bất đắc kỳ tử chứ không chết vì già yếu bệnh hoạn. Vì chết vì lý do bệnh hoạn thì thời gian đau yếu kéo dài vài tuần đến vài tháng chứ không chết đột ngột như thế. Nói như thế để thấy lập luận của Vũ thư Hiên cho rằng Trường Chinh bị Lê đức Thọ sai người đập chết bằng gậy có nhiều yếu tố để trở thành sự thật chứ không phải chuyện suy đoán viễn vông, không bằng cớ.
Trường Chinh cũng là người có bàn tay nhuốm máu nạn nhân cải cách ruộng đất vì lúc ấy Trường Chinh là Tổng bí thư nên cái chết bất đắc kỳ tử thàm khốc của Trường Chinh cũng nói lên được luật nhân quả vay trả của trời đất.
Lê Duẩn là người hành hạ Hồ chí Minh đau đớn khổ sở lúc cuối đời thì vào những tháng năm cuối của đời mình, Lê Duẩn bị Lê đức Thọ làm tình, làm tội đủ điều khổ sở, bực bội.
Hãy đọc đoạn hồi ký sau của Ðoàn duy Thành, nguyên bí thư thành phố Hải phòng và là người thân tín của Lê Duẩn kể lại để thấy Lê Duẩn mệt mỏi vì bị Lê đức Thọ quấy rầy. Thọ muốn Duẩn viết di chúc nhường ngôi Tổng bí thư cho Thọ sau khi Duẩn qua đời. Có lẽ vì không thích Thọ nên Duẩn từ chối làm chuyện đó và điều này làm cho Thọ tức giận đến quấy phá Duẩn ngay tại nhà riêng của Duẩn.
Ðoàn duy Thành kể rõ như sau:
“ Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng. “ Lúc anh Ba yếu nặng sao không lại?” Tôi nói vì chuyến đi công tác ở miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái Cừ, Muội, Hồng, các con rễ Lê bá Tôn, Hồ ngọc Ðại. Nói là cháu, nhưng các cháu nhỏ chỉ kém tôi 5, 7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng:
Ba cháu mất rồi..liệu họ có giết gia đình nhà cháu không?
Tôi nói:
Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ba cháu là con người vĩ đại, một người hiền triết mới kế nghiệp cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba, làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra tắm máu ? Ai dám hại gia đình nhà mình? Ðừng nghĩ linh tinh. Ðảng mình là đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba. Các cháu sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt.. ai dám làm bậy?
Bấy giờ các cháu mới yên tâm, Hồ ngọc Ðại nói chen vào ;
“ – Còn bao nhiêu các chú.. Họ chẳng dám làm bậy đâu!
Sau đó, tôi mới tìm hiểu, tại sao có chuyện hoảng loạn tại gia đình anh Ba như vậy khi anh qua đời. Ðó là những người có dụng ý chia rẽ, nói phe cánh anh Lê đức Thọ, Trần xuân Bách định ám hại gia đình anh Ba. Tôi nghĩ không bao giờ có thể như thế được. Ðảng ta được Bác Hồ xây dựng và lãnh đạo đội ngũ cốt cán cách mạng, đã làm nên bao kỳ tích, không thể có những hành động “ đồi bại “ như thế được. Mấy ngày đó tôi thường xuyên lại nhà anh Ba để ổn định tư tưởng cho các cháu, nhất là cháu Cừ, vợ đồng chí Lê bá Tôn là người lo lắng nhất.
Tôi cũng chỉ mới biết có sự bất hòa giữa anh Ba và anh Lê đức Thọ cách đấy khoảng 4, 5 tháng. Vì tôi ít quan tâm, tôi tin các anh đã có quá trình rèn luyện, lại là người gần gũi Bác Hồ, chắc chắn các anh luôn luôn đoàn kết bên nhau để thực hiện và xây dựng sự nghiệp Bác để lại.
Khoảng tháng 5/1986 tôi đến thăm anh Ba ở Hồ Tây, gần đến khu biệt thự, tôi gặp xe anh Thọ đi ra. Tôi vào thăm anh Ba, có anh Bùi San ở đó. Thấy tôi đến anh Bùi San chào anh Ba ra về. Tôi bắt tay anh Bùi San và vào thăm anh Ba. Anh Ba tỏ vẻ hơi bực tức nói:
_ Ðấy, nó đấy, tôi vừa đuổi nó ra rồi..
Tôi suy nghĩ mãi mới biết là xe anh Thọ vừa ra.. Tôi không nói gì, chỉ thăm sức khỏe anh, nói tóm tắt một vài việc lớn của Hải Phòng để báo cáo với anh, vì lúc này tôi thấy anh Ba mệt nhiều. Tôi muốn để anh nghỉ ngơi nên xin phép ra về, Nhưng anh Ba bảo tôi ngồi lại nói chuyện rồi anh nói:
_ Mấy anh lại đây bảo tôi viết di chúc. Tôi nói không cần. Việc viết di chúc chỉ dành riêng cho Bác. Còn tôi, tôi nghĩ trung ương các đồng chí đã trưởng thành cả rồi, viết di chúc chỉ gây khó khăn cho các đồng chí . Mình nói thế này, nhưng khi trung ương báo lại khác, sinh ra phức tạp, mất đoàn kết. Các đồng ký viết di chúc sẵn bảo tôi ký, tôi không ký
Rồi anh bảo tôi:
_ Tôi đã bàn với một số đồng chí Bộ chính trị, kỳ đại hội này đưa anh Linh hoặc anh Võ chí Công thay tôi làm cả khóa hoặc nửa khóa rồi để đồng chí Thành làm. Còn anh Tố Hữu sau vụ đổi tiền không còn khả năng làm Tổng bí thư..
Tôi đợi anh Ba nói hết và suy nghĩ. Những lần trước khi về thăm Hải Phòng hoặc anh gọi tôi lên nhà chơi, anh Ba có nhắc vấn đề nào, tôi đều nói :
_ Nước ta còn ảnh hưởng lễ giáo phương đông, lớp trẻ không thể qua mặt các đồng chí lão thành đi trước mình hàng thập kỷ…..
Anh Ba ngắt lời tôi, mỉm cười và nói:
Tôi đã bàn vơiù một số đồng chí bộ chính trị về đồng chí Thành thì các đồng chí đồng ý..
Lúc đó anh mệt, tôi không dám nói dài với anh, chỉ nói gọn:
_ Rất cảm ơn anh, nhưng theo tôi nghĩ thì rất khó..
Anh lại vui vẻ đứng day, vỗ vai tôi và nói, “ Cứ làm việc cho tốt “ Tôi chào anh ra về, chỉ nghĩ nhiều về bệnh tật của anh, và cũng hơi buồn vì trong các anh đã có sự rạn nứt.. sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đoàn kết nội bộ của Ðảng.
Sau lễ tang Tồng bí thư Lê Duẩn, tôi làm việc ở Bộ ít ngày, lại tiếp tục đi nắm tình hình các tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong lúc đó tình hình chuẩn bị Ðại Hội 6 khẩn trương. Ðồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng bí thư, Ðồng chí Nguyễn văn Linh được bổ sung vào Bộ chính trị và Thường trực Ban bí thư, cùng chuẩn bị Ðại hội Ðảng, chủ yếu là về văn kiện Ðại hội, còn chuẩn bị tổ chức cán bộ do anh Lê đức Thọ phụ trách.”
( Trích hồi ký “ Làm người là khó “ của Ðoàn duy Thành trang 148-149)
Nói chung Bộ chính trị Ðảng Cộng sản Việt Nam toàn những tên vô học từ Hồ chí Minh đến Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê dức Thọ. Chỉ trừ Võ nguyễn Giáp là tương đối có chút học vấn còn đa số là vô học, vô giáo dục. Bởi vô học nên chúng đối xử với nhau thô bạo, thô bỉ, tàn bạo với nhau như những tên du côn, du đãng, du thủ du thực đầu đường xó chợ. Chúng không có cách xử sự quân tử, rộng lượng, cao thượng như người có học thường có. Chúng gian trá khi đề ra những chính sách bịp bợm để cai trị nhân dân và dùng mọi thủ đoạn độc ác, tàn bạo để đối xử với nhau một cách không nhân nhượng. Chính con cáo già Hồ chí Minh đã dạy dỗ, rèn luyện cách cư xử bất cận nhân tình, tráo trở, lật lọng cho đàn em, học trò như thế để rồi chính Hồ chí Minh trở thành nạn nhân của đường lối bá đạo do ông đề ra. Bởi vậy mới có tình trạng hai tên đàn em Lê Duẩn và Lê đức Thọ vô học, vô hạnh phối hợp nhau đầu độc Hồ chí Minh cho chết. Rồi sau đó Lê đức Thọ tranh giành quyền hành nên gây gổ kịch liệt với Lê Duẩn khi Lê Duẩn đau ốm cuối đời và đến chuyện Thọ sai người đi giết Trường Chinh vì ghen tức, cay cú khi không giành được chức Tổng bí thư sau khi Lê Duẩn qua đời như nhà văn Vũ thư Hiên đã ghi nhận. Hồi ký Ðoàn duy Thành cho biết con Lê Duẩn e ngại sẽ bị phe Lê đức Thọ giết sau khi Lê Duẩn qua đời đã cho thấy mâu thuẫn giữa Lê Duẩn và Lê đức Thọ gay gắt, trầm trọng như thế nào.
Hồi ký “ Giọt nước trong biển cả “ của Hoàng văn Hoan còn cho biết chính Lê Duẩn là người đã giết Ðại tướng Nguyễn chí Thanh khi Thanh từ miền Nam ra Hà Nội họp. Có lẽ Duẩn bất bình gì đó với Nguyễn chí Thanh nên quyết định dứt điểm Nguyễn chí Thanh. Báo chí Hà nội thì loan tin Thanh bị bệnh cảm lạnh,’ nhồi máu cơ tim’ mà qua đời. Lại cái trò bị bệnh “ nhồi máu cơ tim” qua đời như Hồ chí Minh !
Riêng Lê đức Thọ thì cuối đời bị bệnh ung thư. Khi qua Pháp vào viện ung thư chữa trị, có lần gặp cựu Trung tướng V.N.C.H Trần văn Ðôn cũng vào đó chữa trị. Khi qua đời Lê đức Thọ được chôn ở nghĩa trang Mai Dịch vốn được dành cho các quan chức cộng sản.. Mộ của Lê đức Thọ thường bị ném phân lên nên gia đình Thọ phải dời mộ Thọ về quê chôn cất. Có lẽ vì lức sinh tiền Lê đức Thọ gây quá nhiều thù oán, chết chóc nên khi chết rồi bị trả thù bằng phân ném lên mộ Thọ. Ðúng là chết rồi mà cũng chưa được an thân!
Thọ và Duẩn đều là những học trò ruột của Hồ chí Minh. Thọ và Duẩn đều học cái gian manh, tàn bạo, dối trá, lừa thầy phản bạn của Hồ chí Minh để thành một thứ gian hùng như Hồ chí Minh. Cuối cùng là Thọ và Duẩn liên minh nhau để giết người thầy Hồ chí Minh khi thấy ông là vật cản trở trên con đường phát huy quyền lực của chúng. Ðạo lý tối cao của Ðảng Cộng sản Việt Nam là lừa thầy phản bạn, là cứu cánh biện minh cho phương tiện, là sự độc ác vô cùng tận vượt ra khỏi sự tưởng tượng và đạo lý của con người.
Nhìn qua xứ Kamphuchia thì thủ lãnh Khmer đỏ là bạo chúa Pol Pot cũng chịu một số phận tương tự như bạo chúa Hồ chí Minh. Pol Pot chiếm thủ đô Nam Vang vào giữa tháng 4 năm 1975, khoảng 2 tuần trước khi Sài gòn sup đổ. Pol Pot chủ trương xây đựng một chế độ Cộng sản hoang tưởng và quái đản bằng chủ trương không dùng đến tiền tệ, trường học. Trong những năm cai trị ( 1975-1978) Pol Pot giết khoảng trên 1 triệu rưỡi người Miên. Có người bị giết chỉ vì đeo kính trắng và như thế là thuộc giai cấp trí thức cần phải tiêu diệt. Thật là độc ác và quái đản chưa từng thấy trong xã hội loài người. Bọn lính Khmer đỏ thường dùng cán cuốc đập vỡ sọ nạn nhân. Ðừng quên quan thầy chỉ đạo tối cao của Pol Pot là tên mập Mao trạch Ðông và tên lùn Ðặng tiểu Bình của Trung Cộng.
Ngày 25 tháng 12 năm 1978., Cộng sản Việt Nam đổ 100000 ngàn quân qua Kampuchia lật đổ chế độ Pol Pot. Người chỉ huy chiến dịch này là Lê đức Thọ và đàn em Lê đức Anh. Pol Pot phải rút vào rừng chiến đấu theo kiểu du kích chống bộ đội Cộng sản Việt Nam. Năm 1979 Trung Cộng đem quân qua biên giới trả thù cho đàn em Pol Pot, dạy cho Việt Nam một bài học vì Việt Nam đã đem quân lật đổ chế độ Pol Pot vốn là đàn em thân thiết của Trung Cộng.
Khoảng đầu năm 1998, quốc tế phát hiện ra Pol Pot có mặt ở mật khu kháng chiến Anlong Veng nằm gần biên giới Thái Lan. Dư luận quốc tế ồn ào đòi mang tên bạo chúa Pol Pot ra xử về tội diệt chủng. Những tháng cuối đời Pol Pot bị đàn em là Ta Mok tước hết quyền hành vì cho Pol Pot giết quá nhiều dân Miên trong khi cầm quyền nên dân Miên oán hận, không còn ủng hộ phe Khmer đỏ như ngày xưa nữa. Khi đàn em Pol Pot thầy viễn cảnh phải giải giao Pol Pot cho tòa án quốc tế xử thì chúng ra tay giết Pol Pot ngay vì sợ khi Pol Pot ra tòa sẽ khai tội ác của chúng. Khi bọn đàn em Khmer loan báo Pol Pot “ chết vì bệnh tim “ ngày 15 tháng 4 năm 1998, dư luận quốc tế trong đó có cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là Henry Kissinger đưa ra nhận định ngay là Pol Pot bị đàn em giết chết. Ðó là một nhận định hợp lý và chính xác. Có thể chúng giết Pol Pot bằng cách chụp bao ny-lông vào đầu cho ngạt thở đến chết hay cho tiêm thuốc độc. Pol Pot chết được 2 ngày thì chúng cho thiêu xác Pol Pot để phi tang mọi đấu tích giết Pol Pot và chúng không cho bất cứ phái đoàn y khoa quốc tế nào được khám nghiệm tử thi Pol Pot trước khi hỏa táng. Pol Pot thọ 73 tuổi.
Di sản Pol Pot để lại cho quốc gia Kampuchia là hàng núi xương sọ của những nạn nhân do phe Khmer đỏ giết trong những năm cầm quyền ( 1975-1978). Thật là tàn bạo khủng khiếp không thể tưởng tượng.
Bạo chúa Pol Pot đã phải chết một cái chết thảm đau đớn như hàng triệu nạn nhân của ông ta theo đúng quy luật trả vay của trời đất.
Bạo chúa Pol Pot cũng như bạo chúa Hồ chí Minh đều phải chết một cái chết thảm do đàn em của chúng ra tay khi bọn đàn em cảm thấy sự sống của hai bạo chúa này không còn có lợi cho quyền lực chính trị của chúng.
Ðạo lý nhân quả của nhà Phật qua bao nhiêu năm đã trở thành đạo lý hành xử của người Việt Nam qua những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc đi vào quần chúng như “ Cây xanh thì lá cũng xanh. Cha mẹ hiền lành để đức cho con” và “ Ðời cha ăn mặn,đời con khát nước “. Ngay cuốn truyện thơ nổi tiếng nhất Việt Nam là Truyện Kiều cũng được xây dựng trên động lực của thuyết nhân quả theo sự nhận xét của Học giả Trần trọng Kim. Cứ nhìn hai bạo chúa Hồ chí Minh và Pol Pot bị đàn em thanh toán một cách tàn bạo thì người ta càng thấy sự chính xác của đạo lý nhân quả nhiều hơn nữa.
Ở hiền gặp lành và gieo gió, gặt bão nên trở thành một loại châm ngôn không những ứng dụng cho người dân thường trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến tầng lớp lãnh đạo nữa. Nếu người lãnh đạo nào nắm vững nguyên lý nhân quả của nhà Phật để trị nước an dân thì quốc gia sẽ bớt nhiều tội ác và dân chúng được hưởng thanh bình nhiều hơn.
Một mùa xuân an lành sẽ đến với quê hương dân tộc nếu mọi người dân cũng như cấp lãnh đạo biết làm lành lánh dữ, gieo trồng nhân thiện và từ bỏ làm chuyện ác. Chủ thuyết Cộng sản là một thứ tà ma quỷ dữ do bọn Tây phương đem vào Việt Nam và đã gây biết bao tội ác. Ðã đến lúc nên tiễn chũ nghĩa ngoại lai độc ác vô luân này ra khỏi đất nước Việt Nam mến yêu để mưu tìm hạnh phúc thật sự cho con người Việt Nam.
Hy vọng Việt Nam và Kampuchia sẽ không còn bạo chúa giết người như ngóe nữa và với tiến trình dân chủ sẽ bầu ra những nhà lãnh đạo nhân đạo biết thương dân như chính con đẻ của mình, biết đau cái đau của dân, vui cái vui của dân và biết chia bùi sẻ ngọt với đồng bào ruột thịt của mình.
Los Angeles, một chiều xám chì se lạnh giữa tháng 9 năm 2009
Trần viết Ðại Hưng
Email: dalatogo@yahoo.com
( Muốn đọc những bài khác của Trần viết Ðại Hưng, xin vào www.nsvietnam.com rồi bấm vài tên Trần viết Ðại Hưng nằm bên trái.
Hay vào www.hungviet.org, bấm vào hàng chữ Nhân vật-tác giả nằm bên trái, rồi bấm vào tên Trần viết Ðại Hưng)
TỘI ÁC CỦA VIỆT CỘNG ĐỐI VỚI DÂN TỘC
Gs. Nguyển văn Canh (15 tháng 4, năm 2000)
Hồ chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt nam (Việt Cộng hay VC) du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việtnam, rồi áp dụng chủ nghĩa này một cách trung thành, dùng mọi thủ thuật, với tham vọng là ép buộc dân tộc sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa trước khi đi đến mục tiêu cuối cùng là Cộng Sản Chủ Nghĩa.
Do sự chỉ đạo chặt chẽ của Lênin và Stalin, rồi Mao, VC nhất nhất từng bước thực hiện một cuộc cách mạng vô sản theo khuôn mẫu cuả quan thầy đề ra trên con đường tiến tới mục tiêu ấy, dù bằng bất cứ phương tiện nào, với bất cự giá nào, kể cả xương máu của dân Việt. Chính vì thế mà, dân tộc Việt phải trả một giá quá đắt trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng này.
Ở đây, tôi chỉ tổng kê một số những giá mà dân Việt phải trả trong cuộc cách mạng vô sản của VC hay khác đi cái gía đó chính là tội ác mà VC gây ra cho dân tộc.
Vậy tội ác của VC trong hai giai đoạn của cuộc cách mạng vô sản: Phá huỷ chế độ cũ và Xây dựng xã hội chủ nghĩa là gì ?.
TẠI MIỀN BẮC
I. GIAI ĐOẠN PHÁ HỦY: Trên đường tiến tới cướp quyền và nắm quyền lực.
A. Trong giai đoạn vận dụng chiếm chính quyền: Giai đoạn này được kể là từ suốt trong thời kỳ từ khi Việt Cộng hoạt động cho tới 1954. Giai đoạn này gồm 2 thời kỳ:
a) Từ đầu cho đến 1946 là thời kỳ tranh chấp Quốc - Cộng: VC lưà người quốc gia trong chiến lược liên minh, rồi bí mật thủ tiêu. Không ai biết rõ con số là bao nhiêu. Tuy nhiên có thể nói là hàng ngàn người, gồm các lãnh tụ đảng phái: Việt Quốc, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Duy Dân, Đại Việt Dân Chính, Đại Việt Quốc Xã, Dân Xã Đảng và nhiều Đảng khác. Các lãnh tụ các tôn giáo cũng bị thủ tiêu trong giai đoạn này. Sự chém giết rất tàn bạo và tràn lan, khắp nơi từ thành thị đến nông thôn từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
b) Từ 1946 đến 1954 thời kỳ chiến tranh Việt - Pháp. Các lãnh tụ đảng phái tôn giáo còn sót lại là mục tiêu, cộng thêm các thành phần mà Việt cộng gọi là Tề Điệp Ác Ôn ở nông thôn. Đây là những người họặc công khai đứng về phiá Quốc gia cộng tác với Pháp chống lại VC, kể cả những người bất hợp tác với VC dù không công khai chống lại chúng. Không xã nào là không có người bị ám sát hay thủ tiêu. Con số nạn nhân loại này có thể lên tới hàng vạn.
Ngoài ra, hàng trăm ngàn thanh niên ưu tú của dân tộc phải nhập ngũ của mỗi bên đã bỏ mình trên trận địa hay bị thương trong cuộc chiến do VC phát động.
Trong giai đoạn này, nhiều di sản của dân tộc như đình chùa, miếu mạo, các cơ sở và nhiều tài liệu văn hoá bị VC tiêu huỷ.
B) Nắm quyền tại Bắc Việt: Khi mới tiến vào các thị trấn theo Hiệp Định Genève 1954, VC còn tỏ ra mềm dẻo, nên việc giết chóc không được ghi nhận tại Hà nội, Hải Phòng. Lý do là có thời gian 300 ngày cho những ai muốn di cư vào Nam vì những người ấy có thể trốn đi vào Nam.
Không biết rõ con số bị thủ tiêu ở các vùng xa xôi.
II. XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC TỪ 1954.
A) Các biện pháp chuẩn bị
1. Cải tạo công thuơng nghiệp: đánh tư sản mại bản, đánh tư sản dân tộc.
Các công, kỹ nghệ, thương gia và những ngưòi giầu có tại thành thị bị thanh toán. Tòan thể giai cấp này bị hoàn tòan loại ra khỏi xã hội: hoặc bị giết, hoặc bị đưa đi cải tạo dài hạn ở các vùng rừng núi xa xôi, gồm cả chương trình chỉ định định cư vĩnh viễn (lưu đầy). Tài sản của cải của họ, cùng với tài sản của các tôn giáo bị tước đoạt như nhà máy, kho tàng, phương tiện chuyên chở v.v., các cơ sở giáo dục, từ thiện xã hội của tư nhân, đình chùa miếu mạo, nhà thờ, chùa chiền và trở thành tài sản của Nhà Nước.
Các người bị gọi là trí thực, như giáo sư, luật sư, văn nghệ sĩ v.v. bị trấn áp, và tư tưởng của họ bị uốn nắn lại để thích ứng với tình thế mới: tiêu diệt hết tư tưởng của họ.
2. Cải cách ruộng đất. 5% nông dân bị thanh toán qua chương trình đấu tố: hoặc bị giết ngay tại đấu trường, hoặc bị đưa đi cải tạo dài hạn tại các vùng rừng núi do quyết định tại các phiên xử của Toà Án Nhân Dân. Gia đình của nạn nhân cũng bị loại ra khỏi xã hội. 5% của tổng số dân chúng Bắc Việt lúc đó là 14 triệu người hay là 700,000 người, trong số này, có 40,000 đã là đảng viên. Họ bị qui tội là thuộc 5 thành phần địa chủ sau: phản bội; phản động; gian ác bóc lột; địa chủ thường; và địa chủ thuộc thành phần khác (như trường hợp ông đồ nho); và về sau VC thiết lập loại thứ 6: địa chủ kháng chiến (vào thời kỳ sửa sai, để phục hoạt cho những người còn sống sót trong số 40,000 đảng viên ở trên (6)). Ruộng đất của họ bị tước đoạt và trở thành tài sản của nhà nước. Tổng số ruộng bị Đảng cướp là 4,188,851.60 sào tây (7). 800,000 người phải bỏ nhà cửa, chạy trốn, di cư vào Nam.

Dưới đây là các hình ảnh kinh hoàng “đấu tố-cải cách ruộng đất” Bắc Việt 1955
dưới chế độ Cộng sản Việt Nam
Hình chụp bởi Dmitri Baltermants ©, Nhiếp ảnh gia Liên-xô (1912-1990)


Sau màn đấu tố, "Địa chủ" liền bị "Tòa án nhân dân" bắn chết ngay tại chổ

B. Xây Dựng XHCN:
Các xí nghiệp quốc doanh ra đời và chính sách hợp tác hóạ nông nghiệp được thực hiện. Toàn thể dân chúng bị đặt trong vòng kiểm soát của Đảng theo chế độ công điểm: hưởng thụ theo khả năng. Mọi quyền tự do dân sự bị hạn chế. Giáo dục một thế hệ mới để trở thành công dân mới xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, tòan thể giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống của dân tộc bị tiêu diệt.
Bạo lực là phương tiện chính yếu để đạt mục tiêu cuối cùng: xây dựng xã hội chủ nghĩa.

TẠI MIỀN NAM
I. GIAI ĐOẠN TIẾN CHIẾM QUYỀN HÀNH: 1954-1975
Không có con số chính thức về ám sát, bắt cóc, thủ tiêu các viên chức xã ấp, các nhân sĩ nông thôn kể từ khi bạo lực được sử dụng từ tháng 7 –năm 1959 là lúc chiến dịch Đồng Khởi bắt đầu tại Bến Tre cho đến 1975. Có ước lượng cho biết là con số này là 100,000 người.
Tắm máu trong dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, với các mồ chôn tập thể là 4 đến 6,000 người. Có bằng chứng cho thấy nạn nhân bị chôn sống, hoặc chặt đầu bằng mã tấu, dùng báng súng hay vật cứng đánh vỡ sọ nạn nhân.
Ngoài thiệt hại nhân mạng ra, tài sản bị phá hủy không có cách nào biết hết được.
Tổng kết: 1.1 triệu thanh niên Miền Bắc bị đưa vào Miền Nam chiến đấu bị chết trên chiến trường, trong số này có 300,000 mất tích; và 600,000 bị thương (8). Con số dân chúng bị tàn phế: 3 triệu và 550,000 mù lòa .
Tại Miền Nam, Quân Đội Việt nam Cộng Hòa: 300,000 chết. Dân chúng: số người chết và bị thương từ 1965 tới 1973: 1,435,000 người, và từ 1973 đến 1975, số người chết là 339,882 và số tàn phế: hơn 80,000. Số người tị nạn trong nội địa vì chiến tranh là:10,260,000 người (10).
II. GIAI ĐOẠN CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ VÀ XÂY DỰNG XHCN
Các tội ác gồm:
A) Giai đoạn chuẩn bị: Thanh toán các đối thủ để phòng ngừa chống đối:
1) Chém giết hàng loạt các thành phần có thể chống đối chế độ. Theo báo cáo của 2 học giả thuộc Đại Học Berkeley là Karl Jackson và Jacqueline Desbarats phổ biến vào năm 1985 (11), sau 3 năm điều tra, thì sự chém giết gồm cả thủ tiêu tức khắc hay xét xử cấp thời ngay trong lúc mới chiếm được chính quyền tối thiểu là 65,000 người. Trong số này có những vụ tàn sát tập thể như ở Phú Yên: 225 xác chôn trong một hố tại Lù Ba; 27 xác tại Hố Ngựa; 85 núi Thọ Vực. 6 xác tại Cập Xộp và 30 nạn nhân tại Cầu Dài. Có bằng chứng là các nạn nhân này bị chặt đầu, đâm vào ngực, đánh bể sọ, trói lại dìm xuống nước cho chết (12) v.v..
2) Tiêu diệt toàn bộ cái mà VC gọi là giới thống trị cũ.
a) Bắt đi cải táo: 500,000 (13) quân cán chính Việt nam Cộng Hòa và theo báo cáo của Aurora Foundation 1990 thì 15% tù cải tạo bị chết trong các trại cải tạo vì thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, ngược đãi và hành quyết.
b) Loại trừ hết giới tư sản bằng các biện pháp trấn áp đối với thân thể. Các chuyên viên, trí thức cần thiết cho điều hành hay phát triển kinh tế, xã hội bị hoàn tòan thanh toán.
c) Cưỡng bách dân chúng đi vùng kinh tế mới.
B) Cải tạo tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa.
1) Các chương trình cải tạo công thương nghiệp: đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc y như đã xẩy ra tại Bắc Việt sau 1954 đã được áp dụng. Cướp đoạt tài sản của dân chúng qua các chương trình này. Máy móc, kho hàng, thuốc men, vàng bạc…. bị đánh cướp và chuyển ra Bắc. Các tài sản tư nhân, tôn giáo bị cưỡng đoạt. Nhà cưả của dân chúng bị tịch thu cho cán bộ đảng ở, còn các nạn nhân bị đuổi đi vùng kinh tế mới. Các biện pháp đổi tiền củng nhằm trong mục tiêu này. Rất nhiều chết chóc, tù đầy; gia đình bị phân tán.
2) Rồi Cải Cách Ruộng Đất cũng được thi hành tại Miền Nam. Tuy nhiên, chương trình vì này bị kháng cự mãnh liệt nên không đạt được mục tiêu là loại trừ hết giới địa chủ bằng biện pháp đấu tố rùng rợn như đã xẩy ra ở Bắc Việt trước đây.Về tài sản, ruộng đất củng đã lọt vào tay nhà nước.
Với các biện pháp này, chưa có con số thống kê về tổn thất nhân mạng.
C) Các tội ác khác:
1) Buôn bán tự do: Đàn áp và ngược đãi dân chúng, rồi tạo cơ hội cho phép một số người vượt biển. Bù lại, những kẻ ra đi phải nộp vàng, nhà cửa cho cán bộ Đảng. Nguyễn văn Linh, sau là Tổng Bí Thư Đảng, phụ trách công tác này tại Miền Nam, nộp vàng trực tiếp cho Uỷ Viên Chính Trị Bộ kiêm Bộ Trưởng Nội Vụ Trần quốc Hoàn, dưới sự chỉ đạo của 2 bộ Tài Chánh và Nội Vụ. Hai Bộ này ban hành lệnh trực tiếp cho các tỉnh Miền Nam. Đảng ủy địa phương điều đình khế ước với người đứng ra tổ chức vượt biển để xác định lộ trình. Mỗi hành khách ghi tên đi phải trả là 4 lượng vàng cho Trung ương. Đảng uỷ trung ương qua 2 Bộ trên chỉ đạo các chuyến đi “đăng ký chính thực” (14). Còn các phương cách vượt biển khác như “đi chui, mua bãi, đi bán chính thực” là do các tỉnh uỷ địa phương phụ trách (15). Số tiền thu cho việc buôn bán tự do này được ước tính là 115 triệu Mỹ kim vào 1978, tương đương với 2.5 tổng số lới tực quốc gia (16) năm đó.
Ngược đãi đối với dân chúng phối hợp với âm mưu bán tự do kiếm tiền, Đảng Cộng Sản đã là nguyên cớ thúc đẩy và đồng thời phát động phong trào cho dân chúng vượt biển. Hậu quả là khoảng trên 1 triệu người liều mạng vượt biển ra đi. Trong số này, theo một linh mục người Âu phụ trách tị nạn tại Nhật ước tính (1984) rằng độ 300,000 chết trên biển hay trên đường bộ. Thống kê của Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết từ 1977 đến cuối tháng 4, 1982 có 709,570 người tới được các trại tị nạn nằm rãi rác khắp nơi trên thế giới (17).
2) Vai trò thừa sai của VC thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của Liên Sô. VC đóng vai trò tay sai của Liên Sô trong âm mưu bành trướng thế lực của Cộng sản thế giới nhằm tiến tới tòan cầu hóa Cộng sản. Khởi đầu từ việc đánh chiếm Cao Miên, rồi đe doạ Thái lan, tính tràn qua các quốc gia khác ở Đông Nam Á, rồi Nam Á, cùng với sự hỗ trợ cho Liên sô sử dụng Vịnh Cam Ranh để cho Hàng Không Mẫu hạm Minsk có thế tiến tới Ấn Độ Dương. VC lo yểm trợ cho mũi dùi quân đội Liên Sô tiến qua A phá Hãn, ngõ hầu kiểm soát kho dự trữ dầu cuả thề giới ở Vịnh Ba Tư. Rồi, Liên sô phải từ bỏ kế hoạch đó, vì thất bại. Việc đánh chiếm Miên không thành công. VC phải rút quân sau 10 năm chiếm đóng. Cái gía phải trả là 50,000 thanh niên Việt bỏ mạng tại đây. Tài nguyên quốc gia bị hao tốn, dù Liên sô viện trợ quân sự có năm nhiều nhất lên tới 1 tỉ Mỹ Kim cho thừa sai VC trong công tác này.
3) Vấn đề lãnh hải và lãnh thổ.

a) Sang nhượng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng. Năm 1958 dưới sự chỉ đạo của Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng nhân danh Thủ tướng VC gửi văn thư cho Tổng Lý Sự Vụ Chu Ân Lai xác nhận quan điểm của Trung Cộng khi họ tuyên bố vùng lãnh hải gồm Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền sở hữu của họ. Đến nay, Trung cộng đã chiếm trọn Hoàng Sa. Trung Cộng đã xây dựng trên đó phi trường, căn cự quân sự, hồ chưá nước ngọt cho quân trú phòng. Năm 1999, Trung Cộng thiết lập một dự án du lịch tại đây. Còn về Trường Sa, Trung cộng đã chiếm cả thẩy 8 đảo, và đã thiết lập bia đánh dấu chủ quyền trên một đảo là Đa Lạc. Phản ứng của Việt cộng về vấn đề lấn chiếm này chỉ có tính cách hình thức, làm mọi người thấy rằng đây là hành vi đồng lõa của tội phạm.
b) Không bảo vệ phần lãnh thổ phiá Bắc. Trên 36 địa điểm cháy dài khoảng 100 cây số trong tổng số 347 cây số thuộc đường ranh biên giới từ Lạng Sơn đã bi chiếm. Tổng số diện tích đất bị chiếm vào khoảng 80,000 hectares. Có nơi Trung cộng chiếm sâu vào nội địa Việt nam là 480 thước. Đồn quan thuế ở Ải Nam Quan đã di vào nội địa khoảng gần nửa cây số.
4) Phá rừng để làm tiền cho Đảng: Diện tích rừng đã giảm từ 44% xuống còn 24%, vì chặt cây làm củi đun bếp, lấy đất canh tác, đặc biệt là lấy gỗ xuất cảng, kiếm tiền. Sự tàn phá rừng nhiều đến nỗi Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc phải nhẩy vào, viện trợ để trồng rừng trở lại vì sợ ảnh hưởng qúa lớn đối với môi sinh, nguy hại cho thế hệ mai sau. Trận lụt ở Thừa Thiên vừa qua gây thiệt hại nhiều nhân mạng và tài sản của dân chúng là bằng chứng về vụ tàn phá rừng của Đảng .
5) Xây dựng con người mới trong Xã Hội Chủ Nghĩa. Phá hủy hết mọi giá trị tinh thần đạo đức truyền thống dựa trên nền tảng nhân ái, hiếu hòa, lương thiện v.v. để đặt nền tảng cho công tác xây dựng con người mới với nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Hậu quả của gần nửa thế kỷ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Bắc Việt và ¼ thế kỷ ở Nam Việt, con người truyền thống của dân Việt không còn nữa. Tôi không biết là cần bao nhiêu thập niên, bao nhiêu thế hệ mới có thể xây dựng lại được mẫu người Việt tốt đẹp truyền thống.
Tôi không kể đến những tội có tính cách luân lý như trường hợp Hồ chí Minh bán cụ Phan bội Châu cho mật thám của Pháp để làm tiền. Với nền đạo đức xã hội chủ nghĩa này mà hành vi họ Hồ làm biểu tượng được du nhập vào Việt nam, xã hội trở thành băng hoại.
* * *
Trong mấy năm gần đây, có một số người nhân danh đảng phái quốc gia vận động về hợp tác với VC bằng cách tham dự bầu cử do Việt cộng tổ chức, một số trí thức làm tay sai cho VC ở hải ngoại, một số con buôn hô hào về xây dựng đât nước nghèo khổ. Họ nhân danh dân tộc để làm công việc ấy. Những người ấy hoặc tự nguyện làm tay sai với hy vọng được hợp tác với VC, hoặc đã được VC nuôi dưỡng để làm công việc này. Những kẻ ấy thực sự là đồng loã của tội ác vì đã hay đang tiếp tay cho VC, giúp chúng tồn tại lâu hơn để tiếp tục bóc lột và đàn áp dân Việt. Họ đích thực là Ngụy Tị Nạn. Và ai củng biết là VC bây giờ chỉ còn cầm cự để tồn tại lâu chừng nào hay chừng ấy. Ngày ra đi của chúng không còn bao xa. Người Việt ở hải ngoại cần đề cao, cảnh giác đối với các âm mưu do Ngụy Tị Nạn này thực hiện và mai này đây những kẽ ấy sẻ bị dân tộc trừng phạt đích đáng.
Gs. Nguyễn văn Canh, Viện Hoover - trường Đại Học Stanford (10.09.2006)
Chú thích:
(1) RFI, Aug. 24, 2006
(2) BBC, Aug. 18, 2006
(3) RFI, Aug. 7, 2006
(4) RFI, Aug.20, 2006
(5) RFI, Aug. 1, 2006
(6) Nguyen van Canh “Nong Dan Bác Viet, nhung nam 1945-1970”, Center for Vietnamese Studies, San Jose, 1987, tr. 35-36
(7) -id- tr.19
(8) AP trích báo cáo của Bộ Cưu Chiến Binh, Lao Dong,Xa Hoi VC; San Jose Mercury News, 4 tháng 4,95. Buì ngoc Thanh: Bac Cong Xa Hoi: Mot van de trong chinh sach xa hoi”, Tap Chi Cong San, so 6 tháng 6, 1990, tr.55-59: liet ke con so thuong vong la hơn 1 trieäu.
(9) Xem Bui ngocc Thanh ghi o tren.
(10) Gloria Emerson “Winners and Loosers”, Random House, 1976
(11) Karl Jackson and Jacqueline Desbarats “ Research Among Vietnamese Refugees Reveals a Bloodbath”, The Wall Street Journal, April 4.1985, tr.23, and “Peacetime Bloodbath takes its toll on Vietnam,Too”, Los Angeles Times, May 1,1985 tr.11-13
(12) Nguyen van Canh “Việtnam Under Communism”, Hoover Press, 1983 tr.126-128.
(13) Mai chí Tho, Bo Truong Bo Noi Vu, tuyen bo voi AP, Aurora Foundation “Violations of Human Rights in the Socialist Republic of Vietnam, 1990, tr. 156.
(14) Paul Wilson “How Vietnam Profits From Human Traffic” FEER, 12 tháng 6,1979, tr.10
(15) Nguyen van Canh “Vietnam Under Communisn” Hoover Press,1983, tr. 128-130
(16) Guy Sacerdoti ”How Hanoi cashes In” FEER, 15 tháng 5, 1979, tr. 24
(17) Nguyễn văn Canh, -id- p.136
(18) Murray Hiebert “Travelling Trash: VN’s Environment Attack From All Quarters”, FEER, Feb. 3, 94 tr.21,24

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2009

Cac sach luoc gian manh cua Viet Cong dang duoc bien soan

CAC SACH LUOC CAI TRI BI HIEM CUA HO CHI MINH

VIET CONG LUON NOI NGUOC :
VC cuop cua dan nhan danh nha nuoc va Dang Cong, nhung lai dem ve nha xai va chung lai noi nguoc : bon nay cuop cua chung ta. Khi nan nhan bi day ai chet trong trai cuong buc lao dong, bon VC lai noi: Bon nay da giet chung ta

GIET NGUOI LA CHU TRUONG CUA CONG SAN: Vua bat dau xay dung che do xhcn lap tuc chung ra tay giet nguoi

GAY CHIA RE GIUA MOI NGUOI DE GIAM SU CHONG DOI : Moi nguoi dan deu phai gia nhap vao cac tap the cong san de theo doi nhau va hoc cach chi trich, cang chi trich cang chia re

HOI HOP LIEN TUC DE HAM DOA, NHOI SO, TAY NAO:Moi nguoi phai sinh hoat tap the, di hop de nghe day bao, nghe menh lenh, tao cam giac so hai suor doi, biet phat bieu doi tra, tim cach hu doa nguoi trong nhom vi lo so cho ban than..

PHUONG PHAP DIET NHAN CACH, LONG TU TRONG
Vc luon luon ham doa sach nhieu, tru dap… den noi nguoi dan phai tap lam quen voi su hen ha, o nhuc, xoa bo danh du, dep bo long tu trong, tap im lang ,chap nhan su nhuc nha…

THU DOAN TAO SU THU HAN, HAM HAI NHAU: VC gai bay nguoi dan cam ghet nhau nhu phe binh nhau, xep loai, boi nho truoc dam dong…, sau do khuyen khich dan theo doi nhau, to cao nhau, dan dan nguoi dan nay khong con cam thay day la chuyen vo dao duc ma la chuyen binh thuong, khong con thay o nhuc nua?

VC BIP DAN PHE BINH NHAU DE SI NHUC NHAU: Muon nguoi dan cam ghet va chia re nhau thi vc bao nguoi dan phe binh doi tu cua nhau, chi trich viec lam, danh gia xep loai kha, trung binh, xau, kem, con yeu, chua tien bo, tieu cuc..trong long moi nguoi deu thu ghet nhau.

CHU TRUONG CUA HO CHI MINH: Tao dieu kien thang nay theo doi thang kia thi chung so nhau suot doi

CHE DO CONG SAN CON DO DA DAY DOA HOC TRO TU TUOI TIEU HOC
Hoc sinh o trong nuoc VIET CONG bi xep loai 4 mat : hoc tap, lao dong, dao duc, sinh hoat. Neu vang mat se bi xep loai yeu, kem. Hoc sinh nong thon phai di lao dong hang tuan VA SUOT NAM, o thanh thi di 40 ngay/ nam. Nhu vay ca cuoc doi hoc tro tu tam be da bi day doa tui nhuc, cac em phai tap vang loi, cui dau, im lang, nhin nhuc, chap nhan bi si nhuc khi phai dung suc luc de lao dong ngoai troi suot ngay, cuoi cung phan lon cac em la phai di bo doi giet nguoi VIET NAM.
Cac em da quen voi nhuc nha, quen VANG LOI, mot so phai di TNXP o nhuc chet tren day truong son vi khieng dan, tho sung, vi tham vong cua HCM muon chong lai ca the gioi tu ban, vang loi Ho c Minh doi vo san ca the gioi . Khong di thi cha me phai di, hoac CHA ME phai trinh dien truoc HTX, bi bop tai, danh bang sung, bi chuoi rua vao mat, bi cat khau duoi ra khoi lang, khong co tem phieu mua gao, dau thap.. The la vi so cha me bi si nhuc ma con phai di giet nguoi Viet theo minh lenh cua HCM va cua NGA TAU

VIET CONG SACH NHIEU CA GIA DINH NGUOI UNG HO DAN CHU: Sach nhieu giay to: dem giay to den mot co quan cua vc, co khi chung hen mai cho den khi chung no tra loi rang: giay to cung ong ba da bi that lac… hoac nguoi nhan giay to da di nghi phep

TAM CUNG, BAT RE XAU CHUOI, DAU TO: La thu doan hiem doc cua Ho CM de huy dong mot nhom nguoi nay thu han mot nhom nguoi khac, va san sang danh chet hang xom, ba con minh voi nhung ngon don cuc ki tan bao. Tam cung la den nha mot ten luu manh va cung an cung o cung lam voi bon nay. Goi y cho bon nay tao dung toi ac cho mot so nguoi trong Lang, trong Xa. Bat re xau chuoi la dung bon nay lien ket voi bon khac, moi moc du loai thong tin, ghi lai du moi chuyen xay ra trong qua khu, chuyen gay go, dau da, thu hiem ke ca nhung su viec giup do mang on nhung lai theu det thanh ac y..Khi bon nguoi xau chuoi gom lai dong dao chung lap tuc dau to nan nhan mot cach ngang nguoi va giet chet. Sach luoc dam cha giet chu cua Ho chi minh nhu: tam cung, bat re xau chuoi, dau tranh giai cap, dau to, tram hoa dua no, lua gat van nghe si trong nhan van giai pham, buoc nguoi nha hoac nguoi mang on phai bia dat mot vai toi ac danh cho nong dan, troi nguoi vao cot roi nhet cut vao mieng va mang chuoi, treo hai chan len xa nha roi danh bang dui cui, troi tay chan va cot trong ham phan trau cho den khi chet, do cat vao mieng luc khat nuoc, mo ruot nhet trau vao, chon song, chon dau xuong ho, chon co the chua dau tren mat dat cho trau cay, de xac chet tren mat dat va khong duoc chon cat. ( Khong co ai hiem doc hon Ho C Minh)


DAU DOC LONG HAN THU GIAI CAP CHO TRE EM:Tai sao HO CM va Dang VC luon mo ta nhung nhung nhan vat trong truyen, sach bao, van hoc trong truong pho thong…voi nhung cum tu nhu ac doc nhu: ten troc phu ban tien va keo kiet, lao phu nong dam duc, thang hoi dong lang mat mam lao toet, bon cho vay nang lai, bon phong kien liem got de quoc, …( Cac em muon giet bon nay khong?)

VC LOI DUNG SU NGU XUAN CUA BON LUU MANH:

Tai sao bon luu manh, bon trom cuop thi HO CM dat ten : ban co nong, ban nong, giai cap vo san,


VC : DONG VAT VA KI SINH TRUNG
Co the so sanh the gioi cong san voi the gioi dong vat hay khong ( GIUN SAN, GIOI BO, SAU MOT, CHO, CHO SAN, AC THU AN THIT SONG)

KHAU HIEU DAO DUC CUA VIET CONG:
Giet lam hon tha lam, giet hon bo sot lam, Tan diet tri phu dia hao: tuc la giet sach nguoi hieu biet, nguoi lam an kha gia, nguoi lam nong gioi, nguoi co nhung de nghi sua doi, doi moi, tu si tang ni.. chi giu lai bon luu manh vo hoc vi bon nay khong hieu sau xa ve su lua bip ma chi ham tien bac, cuop, giet nguoi..


CA NHAC CUA DANG CONG : Hang ngan bai ca thu han, co vo giet nguoi, xui bay tham sat nguoi bi vu cao, bat ke chien tranh huynh de tuong tan, noi da xao thit cua VC tao ra

CA NHAC TUNG HO VA QUY GOI:
Hang ngan bai ca ghi cong on ( giet nguoi cuop cua)cua Dang CS va ten vo lai HO CM duoc lai nhai suot ngay dem. Ma thuat lua doi nguoi nay bip nguoi kia, toi nho on lam lam, con anh thi sao? Toi so hai qua, toi cung nho on lam lam, cuoi cung ai cung noi doi, gia vo, tat ca deu bip nhau tro thanh loi song thuong tinh duoi che do chxhcn.

CAC DUONG LOI DINH CAO TRI TUE:
VC hoc sach luoc tuyen truyen long thu han tu Nga Tau. Cac bien phap cung co che do: ban cung hoa nhan dan, ngu dan, no dich, tich thu tai san, cam thuong dan kinh doanh, chua binh, buoc di hop hang tuan de tay nao, nhoi so, hoi hop de hoc cach dau da chia re, to cao thu han khinh bi nhau, gia dinh to nhau de khong ai dam noi len su that, vc tung ra hang ngan tai lieu ham doa gay so hai, tap ren nguoi dan biet cui dau, chap nhan o nhuc si nhuc, xoa bo danh du long tu trong,…va ai khong tuan lenh la bi sach nhieu, tu toi cho den chet

VC DAN DUNG NHIEU VO KICH CON TO CHA:Nhung vo kich loai nay duoc tung ra o cac cuoc hop thanh nien va khen thuong, nhieu bac cha me so hai nen danh phai im lang, khong dam noi su that bi oi cua VC va HCM cho con nghe, de con tiep tuc lam tay sai trong tui nhuc

CAC SACH LUOC CAI TRI SAT MAU:
VC va Ho chi Minh da giet nhieu dan em de ham doa dan em khac, hang ngan ten dan em va tay sai VC da bi giet chet the tham

CAC VU THAM SAT DO VC VA HCM :XA BA LANG O NGHE AN 6000, HOA HAO O CHAU DOC 3000 CHET, XA MY LAI 500 CHET, MAU THAN HUE 68 10000CHET CA NUOC 80000, CAO DAI QUANG NGAI 3000 CHET,..MUA HE DO LUA 3000 CHET, TRAI TU PHU YEN 2000 BI GIET…CHIEN TRANH VN 3 TRIEU CHET, CHET DOI 54: 2 TRIEU CHET..Nhung vu tan sat nguoi V iet do CHO’ Ho chi minh chu truong, ke den la CHO’ Le Duan sau khi cho’ HCM chet

CAC VU AM SAT LANH DAO TON GIAO: Nhung nguoi khai sang mot giao phai deu bi HCM am sat: Cao dai, Hoa hao, Khat si, Binh Xuyen,…cac mat tran chong Phap : Dai Viet, Quoc dan Dang,Viet Cach, Viet quoc, VMCMDMH,.. Nguoi dung dau PHONG TRAO nhu Phan boi Chau, Pham quynh, Khai hung…

CONG SAN BI LUA BIP GAN MOT TRAM NAM tu 1917: Cong san ngu nhu trau bo, ra doi chi biet giet va cuop… thi tu ban loi dung chien tranh keo dai de ban vu khi, sau do cac nuoc CS chi la thi truong tieu thu hang do rac, hang phe pham cua tu ban boi vi cac nuoc CS chi biet che tao vu khi ma thoi, den nam 90, cac nuoc CS kiet suc va tan vo, bon CS van xin cac nuoc tu ban la duoc lam no le nhu xin viec lam vua du com an, van xin the gioi den dau tu, xin vien tro cuu doi…. con hon bon an may..Nhung thang Cong cuop cua dan den ca ty dola lai chay sang tu ban tron va chuyen tien an cap sang tu ban.. a’ du me ngu het cho noi!


TAI SAN NAY LA CUA CHUNG, NGHE CHUNG MAY: Vi sao ai cung muon an cap khi chay duoc mot cho lam ngon an duoi che do cs, lai tim cach tran lot cap duoi va nop cho bon cap tren, co tu tuong pha hoai de xin ngan sach sua chua, neu co ngan sach dau tu them thi phai tinh toan rut ruot 30% de giao lai cap tren, vi sao vay??? Day la cua chung ma, chang phai la cua rieng ai, neu lam ra tien thi lam cho ai? Tai sao phai giao nop, dm, sao khong vo vet cho het sach di, tao dau phai la day to khong cong cho chung may, tao chap nhan hy sinh doi cha, cung co doi con, tuon het tien qua Thuy si la chac an.

TIEN LEN XHCN, TRUNG THU VA TICH THU: Nha cua ma cs tich thu dan dan chuyen qua tay can bo cap lon, khach san chua nhieu di, gai diem..

MOT CACH SONG MOI XHCN: Muon tien than duoi che do xhcn : phai dut lot va moi tien dan em, ban dan di lam no le, no ti, di lam di cho ca gia dinh chong, di lam dau nhung bien thanh gai mai dam, ban tre em,

MOT MANH KHOE CUA HOC THUYET MAC-LENIN: Muon cuop cua dan trong nuoc thi phai gia vo chuoi tu ban o ngoai nuoc, roi buoc toi dan trong nuoc la tay sai, la tu san…nguoi dan qua so hai nen CS vo vet de dang, mot phai tu nguyen giao nop nha cua.

NGHE THUAT CUOP NHA DUOI CHE DO CHXHCNVN:
VC quy dinh dt la cua nha nuoc, nen chung quy hoach va buoc dan di cho khac rat de dang. Chung ghep nhieu nha vao mot nha theo quy dinh moi nguoi 3x3 met vuong, bon maco vua o chung la gay go danh dap chu nha de chiem nha. Nhung nguoi co nha cho thue muon la bi cao buoc tu san, nguoi thue muon co the cuop luon, hoac la can bo CS tinh thu lam cua rieng. Dan thuong co the chay tien CA xin nhap HO KHAU vao nha ai do nhu la nha ban be, ba con…nhu the la co the o trong ngoi nha do suot doi. Bon can bo VC cuop rat nhieu nha, hien nay chung lai dem cho thue rat binh thuong

CHUNG TAO LA GIAI CAP VO SAN DAY: Muon hu doa dan trong nuoc thi phai noi: tui tao la giai cap vo san day, tui tao se vo san ca the gioi day, THE LA den nha dan lay ngang bat cu cai gi

TIEN NHANH TIEN MANH TIEN VO THUNG RAC:BON CAM DAU CUA BO CHINH TRI VIET CONG NOI: Khi chung may vo san roi thi tui tao la tu san..hehe tuc khong… dume cung chiu thua thoi, chu lam DEO gi duoc chung tao. Vc chuoi rua Tu ban khong het loi nhung lai di mua hang do rac cua tu ban ban chui o cac cho trom cap, di xin cuu tro dem ve ban o cac cho TROI, cho DEM, cho CHOM HOM, bam kem voi hang QUOC DOANH.

GIA TAI CUA CHA ONG DE LAI: Tai sao dan Viet nam ba doi ngheo kho: doi ong ba bi tich thu ruong vuon, cam lam an kinh te, doi cha bi cuong buc lao dong, kiep no le thanh nien xung phong, di bo doi ho khau tem phieu, doi con di lam cong cho cac doanh nghiep cuop cua voi muc luong 1dola/1ngay

KINH TE CONG SAN LA CAI DEO GI? Nguoi dan khong duoc lam an, mo mang kinh te tu nhan, ai da co tai san deu bi tuoc doat, ai lam an nho, dau diem lien bi cuop. Va bon vc lai mo cong ti xi nghep, tiem, cua hang tra hinh nha nuoc. Gan day bon cho’ Cong lai moi nuoc ngoai den lam chu trong nuoc cung voi con cai VC

DANH TU SAN LA DI DANH GIAC CUU NUOC: Truoc khi di cuop cua dan, vc cung mac dong phuc, hat quoc ca, phai hua la giu dao duc cach mang..roi ua vao nha dan tha ho DANH CUOP

MA THUAT CUA HO CM: PHAI HOAI TINH NGHIA BA CON, CHIA RE LANG XOM: Tai sao vc chia moi lang thanh nhieu doi, va lay nhung doi o nhung lang khac nhau de ghep lai, ( doc lai ma thuat :HCM ki hiep dinh chia doi nuoc Viet Nam va cai dat VC tai mien Nam de gay chien tranh 20 nam truong han, pha tan hoang dat nuoc theo linh cua Mao trach Dong)

HO CHI MINH LA NGUOI GOC TAU: Tai sao HCM RA LENH di doi moi ma to tien nguoi Viet ra khoi lang, san bang mo cua khai khan, thao go dinh mieu, dap bo cac di tich van hoa truyen thong, pha huy cac tuong thanh, anh hung chong giac Tau.

VC BIP TRE EM VIET KIEU TRUOC MAT CHA ME CAC EM: VC chuyen sach vo day tieng viet sang nuoc ngoai, trong do van len lut ca ngoi vc va ho cho ma

VC DUNG TIEN CHUYEN NGAN DE MUA HANG NGOAI NHAP: Nguoi viet chuyen tien ve nuoc cho than nhan, bon VC nhan tien o cac quay nhan tien o hai ngoai va mua hang ngoai tai nuoc do, de dem ve VN, bon chung ban gia cao hon may lan vi bon chung DOC QUYEN XUAT NHAP KHAU, nguoi Viet trong nuoc chi la tu nhan, neu can dung danh phai mua lai hang hoa do voi gia rat cao hang may lan, dung la bon cho de. VC cho’ luon dang tin la tien gui ve 3,5,7 ty do la that ra chang co gi ngoai tien than nhan cuu doi ba con dang bi vc giu lam con tin, ai cung biet truoc day ai tron di vuot bien lien bi ban chet, hoac bi chung lua gat cho di nhung tau da bi gai MIN truoc.

VC CUOP CUA NONG DAN NGHEO KHO NHAT:Nhung ten quan ly hop tac xa nong nghiep thuong cung nhau an cap lua cua nong dan: cuoi mua thu hoach, moi nguoi deu ganh lua ve kho sau do moi phan phoi theo cong diem dam lam duoc. The la ban dem chung an cap lua dem ban lay tien, di len huyen danh bida, choi di, uong ruou

VC GIET TRE EM DE BIT MIENG: Nhieu ten quan ly htx cung an cap phan, an cap phan bon va giet nguoi: co khi chung du do nhung tre em cung vao an cap voi nhau, den mot ngay chung bao em nay vao kho mot minh de an cap, chung dung ben ngoai va dung sung ban chet em nay PHI TANG, chung quy toi mat het kho phan la do cac be nay

GAI BAY NAN NHAN VAO TU DE KIEM TIEN HOI LO: Gia dinh tu nhan hinh su va chinh tri la kho vang cua bon cong an viet cong

GAI BAY VUOT BIEN : Vc cho nguoi to chuc vuot bien bi mat, khi ra khoi bo vai chuc met thi bi bon vc bat qua tang, moi nguoi chung giam moi noi khac nhau de doi hoi lo vang, ai co vang thi duoc tro ve, ai khong co tien thi bi cuong buc lao dong. Rieng ten vc to chuc lai don di den mot noi khac de tiep tuc lua dao. Co nhieu tau vua ra khoi thi MIN no, be nat tau.

DOC THO HCM VA THO TO HUU:
Tai sao HCM , TO HUU va viet cong tho ( con cac) Mao chu tich va tho Sit ta lin trong khi nhung ten nay moi dem deu ham hiep mot nguoi con gai, chung con giet hon 100 trieu nguoi vi muon cuop cua, hanh ha hang ti nguoi doi kho, dem sung dan di khap the gioi gay chien tranh tan pha ca the gioi( Mao TD o trong nha ham sau 20 met duoi long dat, moi dem y huong lac mot nguoi con gai)

SAU 75, MIEN NAM VN CHUA CO LIET SI VIET CONG: Mien cong va viet cong deu la cong san, tai sao lai danh nhau: vi nga tau tranh chap, chung sai tay sai viet mien giet nhau, dan vn phai chet oan va ngu xuan.


MOI GIA DINH VC CAN CO 1 LIET SI: Theo ma thuat cua HCM, gia dinh LS luon trung thanh voi Dang ta vi ho cam thu gia dinh, vay Ta nen lam cho that nhieu gia dinh co Liet Si. Truoc 75 cu viec di vao Nam la chet, cu viec giet nguoi la bi nguoi giet tro lai, khong chong thi chay, ai cung chet ca, cho chung may thanh LS, cho con chau may thanh CA, mat tham..Sau 75, mien Nam chua co nhieu liet si Viet cong, ten Le Duan theo loi day cua HCM, da lua thanh nien mien Nam sang Cam pu chia de danh voi Cong San polpot (gan 500 ngan da chet), vay la mien Nam VN co liet si VC. Khi da la liet si thi ca gia dinh liet si se theo Dang ta vi ro rang o mien Bac hien nay, nha nao cung co lat si, va ai cung trung thanh voi dang Ta day( DM, bi chung tao giet ma ngu, chang biet cai deo gi hoho…)

VANG LENH LIEN XO DAN VIET CHET OAN: VC gia vo duoi Polpot sang Thai lan va o lai de cuop dat. Chinh phu va Vua Thai muon tha chet cho bon linh moi to te nay, loai bo doi ho khau tem phieu khu kho nay… nen goi dt sang CSVN de VC rut quan. VC im lang, gia vo khong nghe, xem nhu chuyen da roi…bon tao da chiem dat cua may roi…Quan doi Thai lan lien tha hon 100 qua bom hoi ngat giet sach gan 10 su doan VC. VC nin thinh, im lang, xau ho va nhuc nha, sang Thai quy lay xin dem xac bo doi ho khau ve tinh Bat tam bang cua Cambot de chon. Chung do mot lop dat mong len nhung xac thanh nien bo doi ho khau nay va tron biet. Nhung nghia trang VC tai VN chi cho toan la xuong bo, xuong cho, xuong trau..

VC GIET NGUOI VIET 30 NAM TRUONG ROI BAN NUOC CAU VINH: Bon Tau cong dang lay dat, hai dao, vung bien cua vn, neu ai phan doi thi bon VC bat bo, danh dap, vay thi khi Trung cong danh VN, ai se dung len chong giac? Co the nha cam quyen VC bay gio la bon gian diep Trung cong chang?

SAU DE NHI THE CHIEN, BON CONG SAN CHON NUOC VIET DE TIEU THU KHO VU KHI CON LAI: VC mac muu doc cua khoi cong san: Tieu thu kho vu khi sau De nhi the chien cua Nga Tau. Bon nay tu y chia doi nuoc VN va ep HCM gay chien

TU BAN MUON CO NHIEU MAT TRAN CONG SAN TREN THE GIOI: Phe tu ban muon cac Phong trao noi day cua CS lan tran khap the gioi, tu ban giup sung dan bi mat, giup chien thang, co nhu vay Tu ban moi co the ban duoc Vu Khi cho cac nuoc xung quanh. Co qua nhieu mat tran CS nen Nga Tau kiet que, cuoi cung la tan vo khoi CS, nhung thang dau nao bat dau chuyen tien sang Tu Ban vi so lat do, hahaha..